cái đã chết hoặc mơ ước về tương lai... cái sẽ mang đến cái chết... là không thật
sự sống như cách mà một con người nên sống.
Tuy nhiên, mỗi hơi thở là một thực tại sống động nằm trong cái tại - hiện
vô tận. Nhận thức được hơi thở là đang sống, đang sẵn sàng tham gia hết mình
vào những gì sắp xảy ra tiếp theo.
“Buông bỏ”
“Anapanasati”... giúp chúng ta buông bỏ sự ích kỷ thường phá hủy cuộc
đời và thế giới của chúng ta.
Bám chấp là một thói quen lâu đời nhất của chúng ta. Nếu chúng ta có
thể buông bỏ nó một cách dễ dàng, chúng ta sẽ trở thành Phật “một cái rụp”.
Thay vào đó, hầu hết chúng ta phải cật lực xử lý các bám chấp của chúng ta và
thói quen đổi thay và chụp bắt. Anapanasati là một trong những cách để buông
xả.
“Anapanasati”... sẽ dắt chúng ta đển chỗ tận cùng của “cái tôi” và “cái
thuộc về tôi”, những điều tạo ra tính ích kỷ. Chúng ta không cần thiết phải la hét
vì hòa bình trong khi chúng ta chỉ cần đơn thuần hít thở trong một ý thức khôn
ngoan.
“Trung đạo”
“Trung đạo” cũng là một phương thức thực hành đúng đắn, một kỹ năng
khéo léo trong cách sống của chúng ta. Trong khi thực hành “Anapanasati” một
cách đúng đắn, thì chúng ta cũng đang sống đúng. Chúng ta không làm hại đến
bất kỳ sinh vật nào, không hại người khác mà cũng không hại bản thân ta.
Phương pháp này không ngược đãi một ai.
Khi chúng ta đã thuần thục với pháp này, chúng ta trở nên quen thuộc với
phong cách hành xử đúng đắn, cân bằng, và không chấp thủ. Chúng ta không bị
mắc kẹt trong các thái cực, hay trong bất kỳ cái bẫy nhị nguyên nào.
Thiền là sự tu dưỡng và thực hành không chấp thủ. Ðức Phật đã dạy về
con đường trung đạo, và “ Anapanasati ” không gì khác hơn chính là con đường
trung đạo.