THỞ VÀ THIỀN - Trang 155

được Ðức Phật định nghĩa là ‘nhìn rõ’ hay ‘nhìn mọi sự như bản chất của
chúng’.

Trong kinh Pháp cú, Ðức Phật nói: “Tâm trí không lúc nào yên, không ổn

định, khó canh giữ, khó kiểm soát. Người thông minh làm cho tâm trực, như
người thợ làm tên giữ cho mũi tên được thẳng. Tâm trí hay thay đổi, khó kiềm
giữ, bùng lên bất kỳ lúc nào nó muốn. Huấn luyện và làm chủ tâm trí này là điều
tốt lành, vì một tâm trí được kiểm soát mang lại hạnh phúc.”

Chúng ta thiền, nhằm thức tỉnh trước những gì thực tồn tại, và nhờ thế

đạt đến thực tại trọn vẹn và sự chân xác của cuộc sống trong khoảnh khắc hiện
tại này.

Trau dồi hiện tại, sự nhận thức trong từng khắc giúp đưa chúng ta về nhà,

đến với con người thực của chúng ta.

“Tập thiền”

RÈN LUYỆN THIỀN cần sự cố gắng đúng mức, sự tỉnh thức đúng mức,

và sự lưu tâm đúng mức.

RÈN LUYỆN THIỀN giúp chúng ta tập trung cũng như nhìn và suy nghĩ

sáng suốt hơn. Bằng cách này chúng ta phát triển trên phương diện tâm linh trở
nên những người thông thái hơn, vị tha hơn và biết quan tâm hơn.

“Thở là một công cụ”

Ban đầu, thiền là vấn đề tập trung và giữ tâm an. Sau đó, nó phát triển

hơn nhiều thành nhận thức bao quát. Trong nhiều thế kỷ gần đây, những người
tập thiền đã được dạy cách dùng hơi thở như một công cụ.

Bắt đầu bằng cách ‘hít vào’ bằng mũi, tập trung cảm nhận cảm giác

không khí đi vào qua hai lỗ mũi, rồi ‘thở ra’ cũng bằng mũi… trong khi tập trung
vào cảm nhận cảm giác không khí đi ra qua hai lỗ mũi. Chỉ quan sát hơi thở mà
không tập trung vào gì khác.

“Hơi thở và linh hồn là một”

Chúng ta bắt đầu bằng việc thở vì nó là quá trình sinh lý căn bản chung

của tất cả chúng ta. Theo từ nguyên học, gốc của từ ‘thở’ và ‘linh hồn’ là một.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.