Đột nhiên, mặt đất lại bắt đầu rung lắc. Dư chấn lần này kéo dài hơi
lâu, chấn động cũng khá mạnh. Trong lòng Từ Lai có linh cảm xấu.
Mấy tiếng đồng hồ sau, có người ở thị trấn bên kia sang hỏi: “Nghe
nói bên chỗ mọi người có chuyên gia huấn luyện chó LT phải không?”
Từ Lai đang ở gần đó, trông thấy mọi người tụ tập, ma xui quỷ khiến
thế nào mà lại đó xem, trông thấy ngay hai chiếc áo phòng cháy chữa cháy
màu cam.
“Lục Phương Kỳ?” Cô tròn mắt gọi to.
Lục Phương Kỳ cũng giật nảy mình khi thấy Từ Lai: “Từ Lai?”
Từ Lai thấy sắc mặt Lục Phương Kỳ kỳ lạ, lòng đâm hoảng hốt. Cô
nghiêm túc hỏi: “Chuyện gì vậy?”
“Thế, cô phải bình tĩnh đấy nhé.” Lục Phương Kỳ cất đi vẻ cà lơ phất
phơ của ngày thường, nghiêm túc báo với Từ Lai: “Anh Xuyên xảy ra
chuyện rồi, Bình An đang phát điên.”
Chú thích:
*Câu của Khổng Tử nghĩa là bản tính con người ban đầu là tốt. Câu
của Tuân Tử nghĩa là bản tính con người là xấu, nếu có tốt đẹp thì đó là do
con người đặt ra. Ở câu của Tuân Tử, tác giả viết thiếu 1 chữ “giả”, có thể
là do nhớ nhầm. Câu đầy đủ là “Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã” (
人
之性恶,其善者伪也). Vào thời Bách Gia Tranh Minh, Khổng Tử, Mạnh
Tử đại diện cho Nho gia cho rằng “theo tự nhiên, con người vốn đã có tính
thiện, một vị vua không thể cai trị nếu không có sự đồng ý của người dân,
và rằng sự trừng phạt dành cho sự cai trị không được lòng dân và bạo
ngược chính là để mất “thiên mệnh”. Tuân Tử đại diện cho Pháp gia thì cho
rằng “con người bẩm sinh là ích kỷ và xấu xa (tính ác); tính thiện chỉ có
được thông qua giáo dục và hành động phù hợp với hoàn cảnh của mỗi