TỶ PHÚ HẢI PHÒNG Ở MŨI CÀ MAU
---
❊ ❖ ❊---
N
hững ngày cuối năm 2001, dường như cả tỉnh Cà Mau đều lên cơn sốt
về chuyện con tôm. Gặp cánh nhà báo, anh Chín Khải, giám đốc Sở Thuỷ
sản Cà Mau, chối đây đẩy: “Hẹn khi khác nghe. Đang vắt chân lên cổ để
kịp kế hoạch”. Tôi nói: “Thì chúng tôi cũng vắt chân lên cổ để kịp làm báo
Tết. Theo anh, năm nay Cà Mau sẽ đạt giá trị kim ngạch bao nhiêu?”. “Thì
phải đạt 300 triệu đô đúng như kế hoạch chớ. Nếu không có vụ rớt giá đầu
năm, vụ Taliban đâm máy bay vào nước Mỹ vừa rồi, thì 300 triệu ăn nhằm
gì”. “Đơn vị nào tiêu biểu nhất của tỉnh hả anh?” “Vẫn CAMIMEX. Chỉ
tiêu 80 triệu đô. Thế mới xứng đơn vị Anh hùng chứ”. “Ở Sóc Trăng, công
ty Kim Anh cũng sẽ đạt 80 triệu đô. Như vậy sẽ có hai đơn vị, một quốc
doanh, một tư doanh dẫn đầu cả nước”. “Kim Anh thực ra phải cộng cả
phần của công ty Thái Tân, em nó. Chứ riêng Kim Anh, cũng chỉ nghiêng
ngửa với xí nghiệp Minh Phú của Cà Mau. Năm nay Minh Phú sẽ đạt 70
triệu đô la, là doanh nghiệp tư nhân hàng đầu ngành Thuỷ sản…” Thấy tôi
có vẻ hoài nghi, anh Chín Khải phẩy tay dứt khoát: “Thì anh cứ đi xuống
các xí nghiệp. Anh cần đến nơi nào, quân tôi sẽ đưa đi.”
Chúng tôi phóng xe thẳng xuống phường 8, nơi đặt đại bản doanh của Xí
ngiệp chế biến thuỷ sản Minh Phú.
Giám đốc xí nghiệp Minh Phú tưởng phải ba đầu sáu tay lọc lõi thương
trường, hoá ra còn khá trẻ, với vóc dáng nhỏ nhắn thư sinh, dễ gần. Sinh
trưởng tại Minh Tân, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng; tuổi Đinh Dậu - 1957, sinh
viên khoá đầu tiên Đại học Thuỷ sản Nha Trang (1976-1981); tốt nghiệp kỹ
sư thuỷ sản được điều về công tác tại Sở Thuỷ sản Minh Hải từ năm 1981 -
Đó là lí lịch trích ngang của giám đốc Lê Văn Quang.
Lẽ ra Quang đã gắn bó với biển Hải Phòng, lẽ ra anh đã trở thành một kỹ
sư nuôi cá dọc bến Phà Rừng, nếu năm 1976 trường Đại học Thuỷ sản
không rời Hải Phòng vào Nhà Trang. Cuộc chia tay Thuỷ Nguyên năm 19