THÔN QUÊ LIỆT TRUYỆN - Trang 180

- Cuốn nhật ký của Vũ đã nói hộ tất cả chúng tôi, cả những người đã chết

và những người còn sống. - Anh Bệ sôi nổi - Được tin Báo Hạ Long trích
đăng cuốn nhật ký, bạn bè tới tấp điện cho nhau tìm đọc. Con cái chúng tôi
bỗng nhiên háo hức muốn đọc xem cha anh chúng hồi ấy đã sống như thế
nào. Tôi còn nghĩ hay trời đất run rủi cho Vũ về với Minh Châu, Quan Lạn
để làm sứ giả mời gọi bạn bè đến với biển đảo…

Tôi bắt tay đại tá Vũ Bệ, ngầm đồng ý với anh điều này. Nếu không có

Tình Vũ chưa chắc tôi đã có chuyến đi biển hôm nay. Tình Vũ đang là
người hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi đến vùng biển mà Tổ chức Du
lịch Thế giới vừa xếp vào hàng tốp năm những địa chỉ đẹp nhất thế giới
được du khách tìm đến. Quả là người Tây họ có cái nhìn rất tinh tường.
“Con đường” từ trung tâm huyện đảo Vân Đồn ra đảo Quan Lạn là “con
đường” đẹp nhất nước Việt. Bái Tử Long có thiên hình vạng trạng đảo nhỏ
đá vôi như vịnh Hạ Long nhưng lại có thêm dãy đảo núi đất chạy theo
chiều kinh tuyến, khiến thiên nhiên thêm mềm mại, khoáng đạt mà hùng vĩ.
Kỳ lạ nhất là giữa biển mênh mông mà lại có những “con đường", những
tuyến đường bắt buộc tàu thuyền phải đi theo nó. Ấy là bởi sự độc đáo của
những dải núi vòng cung chạy song song nhau, tạo thành những dòng sông
trên biển, khiến tàu bè đi lại không bị mắc cạn không đâm vào đá ngầm, lại
được dãy đảo chắn gió bão, thuyền đi êm như xuôi những dòng sông trên
đất liền. Độc đáo nhất là “dòng sông Mang”, một bên là đảo Ba Mùn, Minh
Châu, Quan Lạn, một bên là đảo Bản Sen, đảo Mang, chảy suốt từ bắc tới
nam dài tới vài chục cây số. Giữa Ba Mùn và Minh Châu, sông Mang thông
với biển khơi một cửa hẹp, chiều ngang chừng hơn cây số, gọi là cửa Đối,
hay cửa Tử. Tuỳ theo mùa gió, theo thuỷ triều lên xuống hoặc theo hướng
chảy của dòng hải lưu mà nước “sông Mang” chảy xuôi theo hướng nam
hay ngược lại. Riêng cửa Đối thì lúc nào nước cũng chảy xiết, thậm chí có
khi nước gầm réo như thác. Đây cũng chính là cửa ải mà hầu hết các chiến
thuyền của quân xâm lược phương bắc từ hàng ngàn năm trước muốn từ
bán đảo Lôi Châu kéo xuống, từ ngoài khơi tiến vào, đều phải qua đây rồi
xuôi “sông Mang” vào sông Chanh, sông Bạch Đằng… Vậy nên từ thời Lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.