nguyên sinh phía bắc rất ngoạn mục, kỳ vĩ chắc chắn sẽ được khai thông
những năm đầu thế kỷ XXI
- Chẳng cần phải du lịch xuất ngoại đâu xa, mỗi người Việt Nam chỉ cần
trong đời được ra Côn Đảo một lần - Nhà văn Lê Lựu tâm sự với tôi - Mình
cũng đã được đôi lần đi Mỹ, đi Đan Mạch và vài ba nước khác, nhưng sao
đến Côn Đảo của nước mình, mới thấy lịch sử và thiên nhiên của ta thật
tuyệt vời.
Tôi nói:
- Giá như Nhà nước thành lập một Công ty Cổ phần Côn Đảo, bán cho
mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước một xuất vài tỷ đồng để cả nước cùng
hùn vốn cho Côn Đảo, biến đây thành một trung tâm du lịch lớn…
- Một sáng kiến quá hay - Lê Lựu gật gù - Tỉnh nào cũng có cổ phần,
tỉnh nào cũng có nghĩa vụ xây dựng Côn Đảo. Rồi các tỉnh lần lượt đưa
khách đi du lịch Côn Đảo. Càng ngẫm mình càng thấy di sản lịch sử cách
mạng của Côn Đảo là vô giá, còn tiềm năng du lịch, kinh tế, văn hoá thì vô
tận… Chỉ tiếc rằng chúng ta khai thác Côn Đảo còn quá chậm. Những năm
1975 - 1995 dường như trôi đi một cách uổng phí…
- May mà Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon tourist) là một trong những
đơn vị có con mắt xanh, sớm nhận ra tiềm năng du lịch của Côn Đảo. Anh
có biết năm 1993, người thay mặt cho Saigon tourist mang 600 triệu đồng
ra mua 5 ngôi biệt thự gần như hoang phế để đầu tư nâng cấp thành khu
khách sạn đẹp nhất Côn Đảo, nơi hội tụ hầu hết du khách đến đảo hôm nay,
là ai không?
Nhà văn Lê Lựu nhìn quanh rồi chỉ cho tôi người phụ nữ dịu dàng và rất
có duyên đang lại gần. Chị Trần Ngọc Dung, nguyên nữ sinh trường đại
học văn khoa Sài Gòn, từng tham gia phong trào học sinh sinh viên yêu
nước những năm 1968-1972 và rồi sau đó lên chiến khu tham gia Quân giải
phóng. Những năm đó người chồng tương lai của chị, anh Nguyễn Thanh
Tòng, cũng đang bị giặc nhốt trong chuồng cọp Côn Đảo. Chính Nguyễn
Minh Trí, Cao Nguyên Lộc, sau khi được trả tự do, đã về Sài Gòn tố cáo
với các nhà báo Mỹ về chế độ dã man nhà tù Côn Đảo, tố cáo với báo chí