THÔN QUÊ LIỆT TRUYỆN - Trang 209

MIẾU VĂN CỦA THĂNG LONG NGHÌN

TUỔI

---

❊ ❖ ❊---

* N

hờ những tấm bia mới phiên dịch ra chữ quốc ngữ mà tôi đã phát

hiện ra ông tiến sĩ quê mình.

* Trò chuyện với ông thủ từ miếu văn.
* Hãy trả lại Hồ văn cho Thăng Long nghìn tuổi.
Có người mách với tôi rằng, làng Động Phí quê tôi, vào thời Lê Cảnh

Hưng (thế kỷ 18), có một người đã từng đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi. Tôi thấy
đây là một sự lạ, khó tin. Bởi từ bé, không ai nói với tôi điều này. Ngay như
bố tôi, người từng đọc Truyện Kiều bằng bản chữ Nôm cho tôi nghe ngày
nhỏ, cũng không hề nhắc với tôi về chuyện ấy. Quê tôi đất ít học, không
được như các làng Vân Đình, làng Bặt phía trên, nơi sản sinh ra các dòng
họ Dương Khuê, Nguyễn Thượng Hiền, Bùi Bằng Đoàn.

Nhằm vào dịp án Tết năm Sửu, nhân một ngày nhàn tản, tôi ghé thăm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Ghé để thử tìm xem có thật làng tôi
từng có một ông tiến sĩ. Chao, mới ba năm tôi xao nhãng mà Miếu Văn Hà
Nội đã biến đổi hẳn, khiến tôi ngẩn ngơ, mê đắm ngay từ khi bước chân
qua ngưỡng cửa Tam quan. Vẫn những gốc muỗm, gốc đề cổ thụ, nhưng
vòm xanh của chúng dường như đã giao nhau, đan rợp một khoảng trời. Và
mặt đất xưa gò đống, lầy lội thì nay đã phẳng mượt một thảm cỏ xanh,
thẳng tắp một trục hoàng đạo được viền bởi hai hàng bỏng nổ xén tỉa công
phu hun hút qua khu vực Nhập Đạo, cửa Đại Trung môn, qua khu Thành
Đạt, Khuê Văn Các, khu nhà bia, qua Đại Thành môn vào tới khu Đại Thái
và Điện Thánh. Và kìa, bốn chiếc ao nhỏ hai phía tả hữu, nơi ba năm trước
không khác những vũng trâu đằm, chuyên là nơi giặt giũ rửa ráy, nấu
nướng cho lũ người du thủ du thực từ đầu đến trú ngụ, thì nay đã đào sâu
thêm, được xây tường bao, tạo thành bốn ao súng nước trong vắt, lúc nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.