*
Viếng thăm đền bà Phi Yến, người được dân Côn Đảo lập đền miếu thờ
tự từ hơn 200 năm trước, tôi chợt phát hiện ra điều này: Giữa Hòn Bà - đền
Bà Phi Yến - các Banh I - Banh II - Banh III - Chuồng cọp - Cầu Ma Thiên
Lãnh - Nghĩa trang Hàng Dương - mộ các Anh hùng liệt sỹ Lê Hồng
Phong, Võ Thị Sáu… là một chuỗi lịch sử xuyên suốt, liên tục, một lịch sử
nhân văn mang tính đặc thù Côn Đảo, lịch sử chống ngoại xâm kiên cường,
bất khuất, đầy bi thương nhưng oai hùng, đau đớn mà quyết liệt. Và người
tử tù đầu tiên ở Côn Đảo chính là bà Phi Yến. Người mới có tư tưởng
chống ngoại xâm trên mảnh đất xa xôi này của Tổ quốc, cũng chính là bà
Hoàng Phi Yến. Cho nên Côn Đảo hôm nay rất đáng tự hào có một chuỗi
các địa danh gợi nhớ truyền thống yêu nước, bất khuất, một tour du lịch tìm
về lịch sử rất độc đáo, có sức hấp dẫn du khách đặc biệt.
Tại buổi làm việc với Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện Côn Đảo,
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng đã nhấn mạnh đến lợi thế
du lịch này như một nguồn năng đặc hữu của Côn Đảo:
Là người đã từng sống ở Côn Đảo, nhưng mỗi lần trở lại, tôi càng phát
hiện ra nhiều điều mới mẻ. Và sâu sắc nhất, ý nghĩa nhất đối với du khách
vẫn là những giá trị lịch sử và cách mạng của Côn Đảo.
Chủ tịch huyện Côn Đảo, anh Huỳnh Thiện Hoà nói:
- Hơn 20 năm qua, chúng tôi mới phần nào làm được một nhiệm vụ là
bảo vệ và gìn giữ những di tích lịch sử Côn Đảo. Thực ra công việc này
chúng tôi làm còn quá chậm. Một phần do chúng tôi còn nghèo, chưa đủ
vốn và lực. Một phần do Cô Đảo ở quá xa đất liền. Rất may là năm 1997
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng huyện Côn Đảo
với tính chất là khu di tích lịch sử cách mạng cần được bảo tồn và tôn tạo,
là một khu kinh tế vùng kết hợp an ninh, quốc phòng…
Bằng giọng nói pha chút khôi hài, và bằng cả ánh mắt, điệu bộ đầy tính
biểu cảm, ông Chủ tịch huyện Côn Đảo giới thiệu với chúng tôi về cái
huyện đảo độc nhất cả nước chỉ có một cấp chính quyền, một dấu, một cửa,
Chủ tịch huyện đồng thời cũng là Chủ tịch phường, Chủ tịch thị trấn, người