ấy. Nhưng tự lực thì nguồn vốn ở đâu? Một năm thu tiền vé của khách
trong nước và nước ngoài cũng chỉ được hơn 1 tỷ đồng (năm 1993: 295
triệu, 1994: 561 triệu, 1995: 1.181 triệu, 1996: sẽ đạt hơn 1.200 triệu).
Muốn xây dựng, cải tạo lớn phải xin kinh phí Nhà nước còn tiền thu được
phải nộp ngân sách, chỉ được trích thưởng không quá 6 tháng lương hàng
năm...
- Nhưng theo tôi biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám gần như là điểm tham
quan sáng giá và duy nhất của các đoàn khách ngoại giao cao cấp của Nhà
nước. Tất nhiên, họ có thể đi một vòng quanh Hồ Gươm hay vòng lên Hồ
Tây. Nhưng nếu một nguyên thủ quốc gia, một phái đoàn cao cấp nào đó
viếng thăm Hà Nội văn vật, có lẽ không đâu đáng giá bằng Văn Miếu Quốc
Tử Giám?
- Chính vì vinh dự ấy mà chúng tôi đã được đón hầu hết các đoàn khách
của Bộ Ngoại giao. Nhưng có điều hạn chế này: Nơi đây chỉ đủ thời gian
cho khách viếng thăm chừng ba mươi phút. Muốn lưu lại lâu hơn cũng
không còn chỗ thăm. Bởi thế, việc tôn tạo Quốc Tử Giám và nhất là lấy lại
Hồ Văn cho du khách và việc khẩn thiết vô cùng.
Tôi đã nghe nói nhiều đến Hồ Văn trong quần thể Văn Miếu Quốc Tử
Giám. Cùng với 60 mẫu ruộng của các làng Giám và Văn Chương, Hồ Văn
là phần đất, phần nước hương hoả mà ngay từ thời Lý đã được Nhà nước
cắt hẳn dùng làm kinh phí hoạt động cho Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Vậy mà, cũng như tôi, rất nhiều người Hà Nội cho đến bây giờ vẫn chưa
hề đích mục sở thị cái hồ thiêng này. Bởi vì rác rưởi và quán xá, vôi cát và
cây cối đã chắn lấp lối ra hồ từ bao giờ.
- Đây, văn bản của Bộ Văn hoá Thông tin, của Uỷ ban Nhân dân Thành
Phố - Nhà văn Nguyễn Quang Lộc đưa ra một tập hồ sơ dày - Còn đây là
luận chứng kinh tế, bản đồ quy hoạch khu Hồ Văn, văn bản xác định cắm
mốc lộ giới... Nếu như trước năm 1960, Hồ Văn rộng 2,5 hécta (25.000 mét
vuông), thì nay chỉ còn 7900 mét vuông.
- Một miếng da lừa của Ban Zắc - Tôi nói - Cứ tốc độ lấn chiếm này thì
đến năm 2000 Hồ Văn sẽ được “xóm liều hoá” xong.