bao quanh, hệ thống thoát nước. Điện Thánh, Bái Đường, Khuê Văn Các...
đã được sơn son thếp vàng, phủ hoàn kim theo như xưa. Vì mới tôn tạo nên
có vẻ “mới” đấy thôi. Tất cả những việc làm này khiến chúng tôi đỡ
“ngượng” khi đón khách tham quan.
- Không phải ai cũng có khả năng biết “ngượng”. Tôi rất mừng vì Văn
Miếu đã chọn được một ông “thủ từ” có dính dáng đến nghề văn, đến chữ
nghĩa. Có lẽ đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy các hoạt động
của Văn Miếu Quốc Tử Giám mấy năm qua theo một định hướng văn hoá
rất đáng khích lệ?
- Hoạt động văn hoá ở Văn Miếu mấy năm qua có khá nhiều loại hình:
Các cuộc hội thảo khoa học; Các dịp kỷ niệm danh nhân văn hoá; Lễ phát
giải thưởng, phát bằng của các trường Đại học và Trung học. Các buổi lễ
hội văn hoá... Nếu như trước đây khách đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám
chủ yếu là người nước ngoài thì gần đây khách trong nước tăng nhanh.
Người ta đến tìm hiểu về các vị tiến sĩ của quê hương. Học sinh trước ngày
thi đến thắp hương nơi Điện Thánh. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11
vừa rồi Tổng bí thư Đỗ Mười đến gặp gỡ chúc mừng các nhà giáo tại Văn
Miếu, là một sự kiện rất vui...
- Vâng. Tôi có được xem truyền hình về sự kiện này. Lại nhớ cách đây
gần 10 năm. năm 1987. Ngày ấy hình như anh mới được về đây. Và Văn
Miếu Quốc Tử Giám còn hoang phế, tiêu điều. Tôi nhớ lúc đó nhà Điện
Thánh trống trơn, ẩm mốc, năm pho tượng Đức Khổng Tử và các đệ tử
Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử còn để trong nhà kho. Bài vị Chu
Văn An và thất thập nhị hiền đã bị thất lạc... Trong cảnh phế tích ấy, bỗng
một ngày đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đến thăm...
- Có thể nói đó là một sự kiện lớn đối với chúng tôi trong công cuộc đổi
mới - Nhà văn Nguyễn Quang Lộc hồ hởi trả lời - cuộc đến thăm này khởi
đầu cho việc chấn hưng Văn Miếu - Quốc Tử Giám như hôm nay. Cũng
như cuộc đến thăm vừa rồi của Tổng bía thư Đỗ Mười sẽ đánh dấu một cột
mốc mới. Biết tin khu Quốc Tử Giám phía sau sẽ được khôi phục lại đồng
chí đã cho nhiều ý kiến quý báu.