- Anh nói kỹ một chút về việc xây dựng lại khu Thái Học đường tức khu
Quốc Tử Giám xưa. Đây là công trình trọng điểm, chuẩn bị cho Hà Nội kỷ
niệm nghìn năm Thăng Long?...
- Xin lưu ý anh rằng không phải Tổng bí thư Đỗ Mười chỉ đến Văn Miếu
một lần. Năm 1993, đồng chí đến thăm Văn Miếu và bảo: “Chỉ còn 16 năm
nữa, Hà Nội sẽ tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Phải chăng Văn
Miếu Quốc Tử Giám sẽ là điểm mấu chốt của cuộc lễ lịch sử này?" Mấu
chốt, anh thấy không? Bởi một nghìn năm binh đao khói lửa, dấu ấn Thăng
Long thời ấy vẫn còn lưu giữ được ở khu đất thiêng này. Thời gian trôi đi
mà công việc chưa làm được là bao. Thành phố đang trình Nhà Nước duyệt
phương án tôn tạo Văn Miếu để chuẩn bị cho 990 năm Thăng Long vào
năm 2000, rồi tiếp đến là 1000 năm vào năm 2010.
- Xin anh cho biết cụ thể một vài công trình lớn?
- Việc trước mắt là tôn tạo khu Quốc Tử Giám như anh đã biết, tấm bia
số 82 ghi khoá thi cuối cùng là vào cuối thời Lê, năm 1779. Từ triều
Nguyễn, Quốc Tử Giám chuyển vào Huế, khu nhà cũ chuyển thành khu
Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1947, chiến tranh đã phá hỏng
toàn bộ khu vực này. Dự án xây dựng ở đây, trên nền Quốc Tử Giám cũ,
một khu Thái học đường gồm bốn dãy nhà với tả, hữu vu và hai toà chính
hai tầng tám mái. Đây sẽ làm một trung tâm hoạt động khoa học giáo dục,
một nơi trưng bày giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của chế độ
khoa cử phong kiến Việt Nam, về lịch sử giáo dục Việt Nam... Kế hoạch
này còn đang chờ duyệt. Khó khăn nhất và chưa chọn được thiết kế tối ưu.
Và kinh phí lớn vài chục tỷ đồng…
- Với nguồn kinh phí như vậy, đâu đã nhiều? Sao ta không kiếm tiền theo
phương thức lấy di tích nuôi di tích?
- Chúng tôi cũng có nghĩ đến chuyện này. Nhưng không được phép -
Nhà văn Nguyễn Quang Lộc chợt nhỏ giọng - Rất nhiều anh muốn liên
doanh khai thác khu Văn Miếu này đấy anh ạ. Ví dụ vạt đất vườn hoa
Giám, có công ty gạ gẫm góp vốn hàng triệu đôla liên doanh xây dựng khu
vui chơi. Đời nào ta lại để khu đất thiêng này quay vòng sinh lợi theo kiểu