như nươc trong nguồn chảy ra”. Câu ca dao có vẻ thuần Việt Nay hẳn đã
mượn địa danh Thái Sơn của đất Sơn Đông? Ngày xưa nơi đây thuộc nước
Lỗ, quê hương của Khổng Tử. Nhà triết học vĩ đại của mọi thời đại này đã
nhiều lần lên núi Thái Sơn du ngoạn và dựng am để dạy học trò. Đây cũng
là vùng đất có địa danh Lương Sơn Bạc nổi tiếng với 108 anh hùng hảo hán
được kiệt tác Thuỷ Hử của Thi Nại Am ghi danh vào lịch sử.
Với những ai quan tâm đến văn học Trung Quốc đuơng đại, khi đọc
“Đàn hương hình” của Mạc Ngôn, cuốn tiểu thuyết kể về cuộc nổi dậy của
nông dân vùng đông bắc Cao Mật do Tôn Bính lãnh đạo, chống lại quan
Đức và triều đình Mãn Thanh bắt nông dân lao dịch làm con đường sắt
Giao Tế đầu thế kỷ XX, sẽ nhận ra ngay sào huyệt của người Đức ngày ấy
chính là Thanh Đảo. Về chuyện làm con đường sắt từ Bắc Kinh, qua Tế
Nam, xuống Thanh Đảo, rồi đi tiếp đến Thượng Hải này, Mạc Ngôn đã viết
ở phần cuối của tiểu thuyết “Đàn hương hình”:
“Cách đây hai mươi năm, khi tôi mới bước vào con đường sáng tác, có
hai loại âm thanh luôn xuất hiện bất chợt trong ý thức tôi. Chúng như hai
con Hồ ly tinh đẹp mê hồn bám riết tôi, khiến tôi rạo rực không yên… Loại
âm thanh thứ nhất đó là tiếng tàu hoả, tiếng tàu hoả chạy hàng trăm năm
trên đường sắt Giao Tế cổ lỗ… Loại âm thanh thứ hai là hí kịch Miêu
Xoang thịnh hành ở vùng đông bắc Cao Mật…
Tôi đã nghe thấy, sau đó nhìn thấy trước sau năm 1890, khi ấy ông bà tôi
còn đang tuổi bú tí, trên cánh đồng thôn xóm chừng hai mươi dặm, kỹ sư
đường sắt người Đức vác dụng cụ đo đạc mà nghe nói trên đó gắn rất nhiều
gương nhỏ, cùng đám công nhân người Trung Quốc đầu để tóc bím, vai vác
cọc bằng gỗ hoè, cắm mốc xây dựng con đường sắt Giao Tế. Sau đó lại có
rất nhiều lính Đức cắt hết bím tóc của những thanh niên trai tráng Trung
Quốc, lót dưới tà vẹt đường sắt. Người đàn ông mà mất bím tóc liền trở
thành tàn phế, chẳng khác pho tượng gỗ. Sau đó lính Đức lại dùng la chở
rất nhiều con trai Trung Quốc đến một nơi bí mật ở Thanh Đảo, dùng kéo
sửa lưỡi để học tiếng Đức, nhằm tạo nhân tài cho việc quản lý đường sắt
sau này…”