Đám người hiếu kỳ rình nghe trộm trưởng câu chuyện giáo huấn đến đây
là tạnh vở, toan bỏ về, bỗng bấm chí nhau dán tai vào cánh cửa nhà Chu.
- Dạ thưa, anh nói hết rồi thì đến lượt em - Tiếng Chi nấc lên đầy đau
đớn - Nói lời không thì anh không tin. Đây, em có mấy lá thư đây làm
bằng. Thằng chồng em thà nó cứ đần đụt, ngớ ngẩn như chú Ngốc ở chợ
Mới, hay thơ thẩn dở hơi như nó vẫn làm. Em cam chịu hết. Nhưng đằng
này nó là con dê. Ngần ấy tuổi đầu rồi mà còn dẩng mỡ thì thụt thư từ với
người đàn bà mãi tận trong Quảng Trị…
Trời ơi, Đĩ Chu tỉnh hẳn rượu. Ba lá thư như những tờ cáo trạng trước
mặt y kia, là bằng chứng làm đảo ngược tình tiết vụ án.
- Để tôi sẽ đọc - Đĩ Chu dịu giọng - Cô kể vắn tắt tôi nghe diễn biến sự
việc như thế nào?
- Anh còn nhớ năm bẩy ba, nhà em có vào chiến trường Quảng Trị…
- Tôi còn lạ gì. Năm bẩy hai tôi suýt nghẻo ở cái cối xay thịt thành cổ
Quảng Trị. Năm bẩy ba tôi ra thì chú Giới vào…
Năm ấy nhà em gặp cô Na, người cao to giống em. Hai người tằng tịu.
Cô Na có chửa, sau này đẻ được một đứa con trai.
- Có đúng thế không? Sao bây giờ cô mới nói?
- Em nói sai em chết. Bác cứ đọc ba lá thư kia thì bác rõ. Năm bẩy sáu,
trước khi lấy em, Giới đã vào Cam Lộ tìm Na, nhưng không thấy. Tưởng
chuyện dan díu ấy đã qua. Nào ngờ năm ngoái, bỗng có một lá thư gửi về
Hội Văn nghệ tỉnh, nhờ chuyển cho nhà thơ Chi Giới. Thì ra, cô Na đọc
một bài thơ của nhà em đăng trên tạp chí Tản Viên Sơn. Thế là anh ả tìm
thấy nhau sau đúng hai mươi tám năm trời. Vì thơ cả đấy. Em cũng chết vì
thơ của lão ta. Như cái câu: “Anh đã qua nghìn ngày gian khổ. Từ Đáy
Giang đến chiến trường Căm…”
- Biết thơ rồi. Nói tiếp cái chuyện cô Na đi.
- Mụ Na bây giờ là một doanh nghiệp giàu có ở Đông Hà. Từ năm tám
mươi mụ ta đã buôn hàng lậu từ Lào về Đông Hà. Thằng con trai đặt tên là