xuống sơn nhai tìm đến đường quan đạo đồng hành. Trong lòng vẫn còn áy
náy vì chưa kịp từ giã họ Lãnh nhưng Gia Cát Huyền trấn an:
- Nhạc gia lão phu có bàn với lão phu việc này rồi, Yến thiếu hiệp cứ
an tâm. Tuy Yến thiếu hiệp chưa từ giã nhưng lão phu đã có lời nói trước,
có khác nào đã từ giã? Vả chăng, chúng ta là người võ lâm nên chăng bớt
câu nệ lễ nghĩa không cần thiết?
Được lời chàng cũng có phần nào yên dạ vì Gia Cát Huyền tuy là con
rể nhà họ Lãnh nhưng thân làm tới Giáo chủ Bát Quái Giáo, khác nào nắm
quyền chủ động trong nhà?
Ba hôm sau họ đến tiểu huyện Ngọc Bình, phân đà Bát Quái Giáo ở
đây đã báo tin vừa nhận được từ Thất Sát Bang, Công Tôn Minh và Bạch
Phụng Tiên đã bị Thất Sát Bang bắt giải về Phạn Tĩnh Sơn ở Đồng Nhân
huyện nằm về phía bắc Ngọc Bình.
Gia Cát Huyền vì bận việc ở phân đà Ngọc Bình nên chia tay Yến
Lăng Vân. Chàng dẫn một mình Lăng Vân Yến lên đường nhắm hướng
bắc. Hai người thi triển khinh công tuyệt đỉnh gặp núi vượt núi, gặp sông
qua sông không nói với nhau một lời nào, chăm chú vào hành trình.
Càng tiến lên phương bắc địa thế càng cao và khắp vùng bao la hoang
vắng chỉ toàn là đá núi hình thù quái dị. Có lẽ họ đã phi hành gần đến một
buổi, sắp đến một sườn núi, dưới ánh nắng cuối cùng còn sót lại, xa nhìn
thấy một toà núi cao vượt hẳn lên, có lẽ đó chính là Phạn Tĩnh Sơn. Yến
Lăng Vân phấn chấn tinh thần gia tăng cước bộ mong đến mục đích trước
khi trời sụp tối hẳn. Ngờ đâu chính lúc ấy hốt nhiên nữ hiệp Lăng Vân Yến
phi hành sau chàng bỗng kêu lên một tiếng thảng thốt:
- Yến đại ca chậm lại đã.
Chàng ngạc nhiên quay đầu lại nhìn nàng chỉ tay vào một tảng đá lớn:
- Ai viết mấy chữ ở đây kìa đại ca?
Thì ra Yến Lăng Vân chỉ tập trung hết tinh thần vào sự phi hành
không để ý gì đến chung quanh nên không nhìn thấy gì cả. Theo lời Lăng
Vân Yến, chàng nhìn về hướng tảng đá, đó là ba chữ Tiêu Diêu Du đỏ như
viết bằng máu khiến chàng chấn động. Vì chính ba chữ tầm thường ấy
trong năm vừa rồi đã làm chết mấy lão nhân và đồn đãi khắp giang hồ ai