THUẬT ĐẮC NHÂN TÂM - Trang 116

a) Xác định rõ vấn đề
b) Nhất trí giải quyết vấn đề

c) Phác thảo những bước đi cụ thể để giải quyết vấn đề
d) Một cơ chế giúp sức đáng tin cậy, ví dụ một khung thời gian rõ ràng

hoặc một người có trách nhiệm.

e) Thời hạn hoàn thành

f) Cam kết của cả hai bên sẽ để vấn đề vào quá khứ một khi nó đã được

giải quyết

Nếu xung đột mang tính chính thức, chẳng hạn trong bối cảnh công sở,

hãy viết ra kế hoạch hành động. Nhờ đó, bạn luôn đối chiếu lại khi quá
trình giải quyết không đúng như kế hoạch.

Bạn có thấy sau một thời gian, mọi người bắt đầu có những quan điểm

tương tự với quan điểm của bạn đây là luật hoán vị. Những thay đổi theo
chiều hướng tích cực là thước đo đầu tiên đánh giá sự thành công của việc
giải quyết các xung đột. Thước đo thứ hai sẽ là sự tiếp tục phát triển của
mối quan hệ. Khi bạn thực sự giải quyết thành công các xung đột, nó sẽ
không làm tổn thương mối quan hệ của bạn; và nó làm cho con người gắn
bó với nhau bền chặt hơn.

Tóm lại. tất cả phải đi từ sự quan tâm. Abraham Lincoln nói: “Nếu bạn

có thể chiến thắng một người bằng lý lẽ của mình, trước tiên hãy chân
thành với anh ta… Nếu bạn trấn áp những ý kiến của anh ta, ra lệnh cho
anh ta hoặc coi anh ta như một người đáng khinh bỉ và cần phải tránh xa,
anh ta sẽ sống khép kín…lúc đó việc phá bỏ vỏ bọc để tiếp cận con người
thực của anh ta giống việc dùng cọng rơm xuyên vào mai rùa.”

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Điều gì xảy ra khi một cuộc xung đột không được giải quyết tốt? Bạn

đã bao giờ ở trong một cuộc xung đột ngày càng trầm trọng chưa? Bạn
là người gây ra hay là người chịu đựng cuộc xung đột đó? Hãy giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.