một cách đa chiều và công bằng. Nhưng nếu bạn đã có những thành kiến
thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp đó, bạn thường
hướng sự việc theo cách nghĩ của mình thay vì tìm cách dung hòa với ý
kiến người khác. Cốt lõi của vấn đề là liệu bạn đã sẵn sàng thay đổi hay
chưa. Nếu bạn không muốn thay đổi, bạn sẽ tìm kiếm những điều khác biệt
trong quan điểm giữa hai người. Còn nếu bạn đã sẵn sàng thay đổi thì bạn
sẽ tìm ra những điểm tương đồng của hai quan điểm.
4. Hỏi người khác xem họ sẽ làm gì nếu ở địa vị của bạn
Chìa khóa thành công của Nguyên tắc Hoán đổi là sự thấu hiểu và cảm
thông. Khi bạn thấu hiểu những quan điểm của người khác bạn sẽ gắn kết
với họ dễ dàng hơn. Tại sao vậy? Đó là vì họ biết bạn quan tâm tới họ. Đôi
lúc cách dễ dàng nhất để làm việc đơn giản đó là hãy hỏi họ.
Tôi có đọc một chuyện cười nói những chuyện đáng tiếc khi chúng ta
không làm một việc tưởng chừng như hiển nhiên là hỏi ý kiến người khác.
Chuyện kể rằng có ba anh em nhà kia thi với nhau ra ngoài kiếm tiền và
mỗi người đều kiếm được một khoản kha khá. Một ngày nọ, họ trở về và
cùng ngồi nói chuyện về những thứ họ đã mua tặng cho người mẹ già.
Người anh cả nói: “Tôi đã xây cho mẹ một ngôi nhà lớn.”
Người anh thứ nói: “Tôi đã mua cho mẹ một chiếc xe Mercedes có tài xế
riêng.”
“Các anh thua rồi!” Người em út nói. “Các anh biết mẹ thích đọc Kinh
Thánh như thế nào rồi đấy và cũng biết là mắt mẹ không còn nhìn rõ nữa.
Bởi thế, tôi đã gửi tới mẹ một con vẹt có thể đọc lại tất cả những lời trong
cuốn Kinh Thánh. Mẹ chỉ cần nói mẹ muốn đọc đoạn nào trong chương nào
là con vẹt sẽ đọc lại đoạn đó.”
Chẳng bao lâu sau, người mẹ gửi cho họ những lá thư cảm ơn. Với người
con cả, bà viết: “Milton à, ngôi nhà con xây cho mẹ quá rộng. Mẹ chỉ sống
trong một phòng phải vất vả quét dọn toàn bộ căn nhà.”
Với người con thứ, bà viết: “Marty à, mẹ đã quá già để đi đây đi đó. Mẹ
ở nhà suốt ngày nên chẳng bao giờ mẹ dùng tới chiếc Mercedes đó cả.