con công xòe đuôi.
Phủ định vừa phải
Bất kể ai trong chúng ta cũng từng đùa giỡn với mèo hoặc chó. Khi chúng ta cầm một quả bóng
hoặc một sợi dây đưa qua đưa lại trên đầu nhưng nhất quyết không cho chúng với tới, chúng sẽ
nhảy qua nhảy lại, đuổi theo trái bóng hoặc sợi dây kia. Một khi chúng ta quẳng đồ chơi về
phía chúng, đa số những chú chó hoặc chú mèo chỉ vờn một lúc là chán.
Quy luật này cũng có tác dụng tương tự khi chúng ta bắt chuyện với người lạ. Sau khi thu hút sự
chú ý của đối phương, bước tiếp theo đừng vội vàng vồ vập, mà trước tiên chúng ta hãy rời xa
họ, làm bộ như không quan tâm. Kiểu mèo vườn chuột này có thể tăng cường hứng thú nói
chuyện với bạn của đối phương.
Thứ nhất, phần dạo đầu cố gắng nhắm vào những người xung quanh anh ấy/cô ấy, chứ không thể
chỉ nghĩ về đối tượng giao tiếp. Trong quá trình nói chuyện, cố gắng làm ngơ đối tượng mang
tính mục tiêu.
Thứ hai, dùng nhiều hành vi phủ định do chúng ta xây dựng lên để áp đảo đối phương, ví dụ:
“lông mi đẹp quá, không phải đồ giả đấy chứ? (cần tin chắc là thật)”. Tóm lại, không thể để
đối phương kiêu ngạo như hoàng tử hoặc công chúa, mà hãy để họ tự thể hiện bản thân như
hoàng tử hoặc công chúa.
Thứ ba, khi đối tượng giao tiếp mà bạn có cảm tình thể hiện sự thích thú đối với bạn, hãy tiếp
tục gây sức ép vừa phải. Ví dụ, nói với bạn của anh ấy/cô ấy: “Có phải lúc nào anh ta/cô ta
cũng ngây thơ như thế, vậy mà các bạn cũng chịu đựng được?” Sau khi chê bai, lại khen ngợi
một cách tế nhị, ngay lập tức phát huy hiệu ứng tâm lý tốt, hiệu quả hơn nhiều việc nịnh nọt
trực tiếp.
Thứ tư, sau khi khơi gợi hứng thú của đối phương, cô lập anh ấy/cô ấy ra khỏi nhóm (có thể
nhờ bạn bè của bạn giúp đỡ đối phó với những người khác, bạn cũng có thể kéo anh ấy/cô ấy
lại gần mình), bắt đầu màn biểu diễn theo thói quen, ví dụ như chủ đề đọc nguội, trò ảo thuật.
Tiếp tục xoay quanh tình huống trong bộ phim Chàng Will tốt bụng, sau khi Will nói xong, anh