“Bình thường tớ không tùy tiện cho người khác số điện thoại, nhưng nói chuyện với cậu rất hợp
gu, có thể cho cậu số điện thoại, cậu bấm đi, 13XXXXXXXX.”
Nếu đối phương không đồng ý, bạn có thể tiếp tục nói: “Tớ biết cậu sợ tớ khủng bố bằng điện
thoại, tớ sẽ không gọi điện cho cậu quá nhiều, cùng lắm là một ngày gọi mười cuộc điện thoại,
chỉ để hỏi thăm tình hình sức khỏe, như vậy có được không?” hoặc có thể nói “Vậy hãy cho tớ
số điện nhé?”
Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng ý trao đổi với chúng ta phương thức liên lạc,
nếu đối phương thực sự không muốn, cũng đừng gượng ép.
Bài 2: Lối vào của giao tiếp tâm hồn
Trong phần trước, chúng ta đã biết làm thế nào để bắt chuyện, nhưng đa số xuất phát từ góc độ
ngôn ngữ và tự thể hiện, trên thực tế, lần đầu nói chuyện với một người, chúng ta còn phải chú
ý tình tiết tìm đúng phương vị để tiến hành bắt chuyện.
Lối vào của tâm hồn
Chuyên gia tình yêu cho chúng ta biết, khi bắt chuyện với một người con gái xa lạ, không bao
giờ được phép tiếp cận đối phương từ đằng sau, làm như vậy sẽ khiến cô ta sợ hãi bỏ chạy.
Chúng ta cần tiếp cận chính diện, nhưng không thể mặt đối mặt, mà cần lệch một chút, tựa hồ
chỉ như một lần chào hỏi khi đi lướt qua nhau.
Khi bắt chuyện với người khác, nhất định phải chú ý hệ thống phòng vệ của họ, cần hết sức cố
gắng để né tránh, mà lựa chọn một phương diện tương đối thoải mái của đối phương để tiếp
cận.
Lấy thân thể của con người làm ví dụ, có một bên phản ứng nhanh nhạy, một bên phản ứng
chậm chạp. Chỉ cần bạn chú ý, sẽ phát hiện ra điều này: Khi bước đi ngang hàng với một ai đó,
nếu đối phương bước bên này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, ngược lại, nếu đối phương bước bên
kia, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, ngoài ra, bạn còn có động tác “chèn ép đối phương” một cách
vô thức. Đối phương bị bạn “chèn ép” tới mức ngày càng đi phía rìa đường, thực ra bạn muốn
đi vào phần đường của đối phương, vì vậy mới “muốn bước sang” vô thức như vậy.