Trong phần trước, chúng ta đã nói rất nhiều về cách tiếp cận và bắt chuyện với đối phương.
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta cũng có thể vào đề từ sở thích cá nhân, tiến hành trò
chuyện.
“Điện thoại di động bạn đang dùng của hãng nào đấy?”
“Samsung, sao vậy?”
“Màu sắc của chiếc điện thoại bắt mắt này rất hợp với khí chất của bạn, rất cá tính!”
“Cảm ơn. Khi mua tôi cũng bị hấp dẫn bởi màu sắc của nó, hơn nữa chức năng cũng rất đa
dạng.”
“Có thể thấy rất hợp với bạn, bạn đi làm rồi hay vẫn còn đi học?”
“Tôi vẫn đang học chuyên ngành tiêu thụ sản phẩm.”
“Ồ, chuyên ngành đó rất tuyệt, sau này dễ xin việc.”
Chủ đề trò chuyện đơn giản bắt đầu từ “đồ vật,” xem ra rất tùy hứng, nhưng lại mở đầu cuộc
trò chuyện say sưa giữa bạn và đối phương.
Nam: “Cậu thích nuôi thú cưng chứ?”
Nữ: “Thích chứ, tớ có nuôi một chú mèo.”
Nam: “Trong nhiều loài động vật như vậy, mèo vẫn là con vật khá phù hợp với tính cách của
cậu.”
Nữ: “Uhm, đại khái là tính dễ dãi của mèo, còn có cảm giác tự do, tự tại, lười nhác nữa chứ!”
Nam: “Giống hệt như cậu, không bị gò bó, có chút uể oải nhưng lại không mất phương hướng.”
Đối phương thích con vật nào vốn không phải mục đích của câu hỏi, thực ra, điều chúng ta
muốn biết là lý do tại sao đối phương lại thích con vật đó. Từ sự vật tới con người, thông qua
lý do này, chúng ta có thể hiểu rõ cá tính đối phương, cung cấp thông tin cho việc đọc nguội