Hãy để người khác hiểu bạn trước
Nếu quả thực muốn nói về một chủ đề nào đó và xem người khác có cảm thấy hứng thú hay
không, bạn hãy bắt đầu từ chính bản thân. Trong quá trình đối phương lắng nghe, bạn có thể
quan sát biểu cảm của họ. Nếu đối phương nghe chăm chú, sau khi nói hết về bản thân, bạn có
thể hỏi đối phương những vấn đề có liên quan. Nếu biểu cảm của đối phương không có sự thay
đổi rõ rệt, bạn hãy tìm cho mình một lối thoát để kết thúc câu chuyện, chuyển tới chủ đề khác
dễ khơi gợi hứng thú trò chuyện của đối phương hơn.
A: “Cậu còn đi học hay đi làm rồi? Sao tớ có cảm giác cậu giống như trẻ con vậy nhỉ?”
B: “Tớ học đại học rồi.”
A: “Ồ, quả thực không nhận ra. Tớ đi làm hai năm rồi, hai năm đầy sóng gió. Đầu tiên là chia
tay bạn gái, sau đó, trong thời gian khủng hoảng kinh tế lại bị tổng công ty “đày” xuống công ty
con, bây giờ mới quay trở lại, thật là...”
B: “Uhm, như vậy à.” (Trả lời đơn giản, không cảm xúc)
A: “Hồi đại học, tớ học chuyên ngành thiết kế phần mềm cho máy vi tính. Bây giờ nghĩ lại mới
thấy những kiến thức trong bốn năm học đại học không đủ áp dụng cho cuộc sống, vì vậy vừa
nghĩ tới thời gian học đại học, liền cảm thấy mình học quá ít. Còn cậu, cảm giác bây giờ ra
sao.”
B: “Tớ á, tớ học chuyên ngành Toán, sắp tốt nghiệp rồi, bây giờ cũng đứng trước sức ép tìm
việc làm, hơn nữa, tớ cảm thấy chuyên ngành mình học có rất nhiều hạn chế, đa số là làm giáo
viên, vì vậy rất lo lắng.”
Trong đoạn hội thoại này, nhân vật A thông qua việc tự giới thiệu về công việc của bản thân,
đồng thời cũng nhận thấy đối phương không mấy hứng thú nên chuyển chủ đề trò chuyện sang
quá trình học đại học của B, dẫn dắt đối phương bắt đầu cuộc trò chuyện.
Bài 3: Thử những câu thông dụng để dành
Mỗi người chỉ cần tiến hành học tập và rèn luyện một cách thích hợp đều có thể nắm vững kỹ