“Đôi khi, anh sẽ hoài nghi liệu có thể kiên trì sự lựa chọn của mình tới cùng hay không, cho dù
là những quyết định dựa trên nguyện vọng cá nhân.”
“Anh là người hơi tùy tiện, thực ra, khi làm việc, anh đều có nguyên tắc của riêng mình, trong
trường hợp không động chạm tới nguyên tắc, anh sẽ giải quyết một cách vui vẻ.”
Trên đây đều là những câu nói nước đôi, hơn nữa khi nói ra gần như đúng với phù hợp tất cả
mọi người, đó chính là chúng ta – thích chụp mũ bản thân và cũng dễ bị lợi dụng. Nếu bạn hỏi
thầy bói những vấn đề liên quan tới tình yêu, vậy còn đơn giản hơn.
Thầy bói: “Nếu đã có bạn gái, vậy ngay từ khi mới quen nhau, anh đã nuôi hy vọng được ở bên
cô ấy suốt cuộc đời, chỉ có điều bây giờ gặp phải một số vấn đề?”
Người đi xem bói: “Quả thực, tôi rất yêu cô ấy, nhưng giống như ông nói, gần đây chúng tôi
xảy ra xích mích, thậm chí đã xung đột, tôi buộc lòng phải nghĩ hy vọng ban đầu liệu có đúng
hay không?”
Bạn chỉ mong muốn có được những thông tin liên quan tới tình yêu từ phía thầy bói, mà không
muốn hỏi tình yêu của mình xuất hiện khi nào, chính là vấn đề những người đang yêu thường
gặp phải, và thầy bói thường lợi dụng điều này.
Kỹ năng sử dụng câu thông dụng để dành
Khi chúng ta nói chuyện với người khác, đôi lúc sẽ gặp phải tình huống như sau, đối phương
luôn nhai đi nhai lại mấy câu đại loại như “Trong lòng tôi cũng hiểu điều này, nhưng mà...,”
“Dù là như vậy, tôi cũng...,” “Không phải như vậy...” thực ra những lời bạn nói anh ta không
bỏ vào tai. Xét từ góc độ tâm lý học giao tiếp, hệ thống phòng vệ giao tiếp của anh ta vô cùng
chặt chẽ, bạn rất khó bắt được tần số của anh ấy.
“John, sao hôm nay trông cậu ủ rũ vậy?”
“Tớ chưa hoàn toàn chỉ tiêu công việc, không khách hàng nào mua sản phẩm của tớ cả.”
“Sao lại thế, cậu rất khéo ăn khéo nói cơ mà?”