THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 122

“Tớ cũng không biết nữa, hôm nay, khách hàng nhìn tớ như vật thể lạ rồi vội vàng tránh xa.”

“Uhm, tớ thấy tinh thần của cậu không được tốt cho lắm, liệu có phải do sắc mặt quá khô

cứng.”

“Tớ cũng biết tâm trạng của mình không được tốt, nhưng từ trước tới giờ, tớ chưa từng làm

việc theo cảm tính.”

“Đợi đến khi tâm trạng của cậu khá dần lên, nhất định không có vấn đề gì.”

“Nhưng tớ không muốn như vậy...”

Bạn đã hiểu rõ chưa, đó là do trong tiềm thức của con người, có một “cơ chế duy trì hiện

trạng,” tâm lý con người luôn muốn duy trì hiện trạng, tuy biết rằng sẽ thay đổi, có thể thay đổi,

nhưng trong lòng không muốn thay đổi. Cứ như vậy, cho dù đối phương đến với bạn để tìm

kiếm phương pháp giải quyết, trong lòng anh ấy cũng không muốn chấp nhận ngay.

Lẽ nào câu chuyện lại kết thúc ở đây? Dĩ nhiên không thể, điều đó đòi hỏi chúng ta phải vận

dụng khéo léo câu thông dụng để dành. Đầu tiên là nói năng quyết đoán, tràn đầy tự tin; tiếp đó

nói ra một số điều đối phương muốn nghe, tạo bầu không khí, ví dụ kèm theo ngữ khí chỉn chu

nghiêm túc, trong quá trình nói chuyện “cố ý” ngừng nghỉ.

Trưởng ban: “Giám đốc, nghe nói sáng nay khi đến công ty, nhân viên mới đã mạo phạm ngài,

tôi nói chuyện với ngài về chuyện này.”

Giám đốc: “Uhm, được, anh nói đi.”

Trưởng ban: “Nhưng nói ra như vậy có thể sẽ thất lễ với ngài.”

Giám đốc: “Không sao, cứ nói đi.”

Trưởng ban: “Số nhân viên mới được công ty tuyển dụng trong thời gian gần đây chưa được bố

trí công tác phù hợp, cũng giống như các nhân viên ngài gặp lúc sáng nay, tố chất chuyên môn

của họ vẫn còn chênh lệch rất lớn.”

Giám đốc: “Đúng vậy, khi tuyển dụng tôi lại sơ xuất vấn đề này, còn có kiến nghị bổ sung nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.