Tìm kiếm cảm giác chung
Giống như người ta thường nói, xa tận chân trời mà gần ngay trước mắt. Chỉ cần chúng ta tích
cực khai thác, quan hệ công việc, quan hệ đồng học, quan hệ đồng hương, kinh nghiệm cuộc
sống và niềm yêu thích chung như: phim truyện, Các chủ đề như thể thao, sự kiện trong và
ngoài nước, du lịch, văn học, kiến trúc... đều có thể là điểm chung trong giao tiếp tình cảm
giữa hai bên.
Quan sát lời nói, cử chỉ của đối phương
Biểu cảm, lời nói, cử chỉ, trang phục khắc họa thế giới nội tâm của mỗi người, từ đó thấy được
sở thích, nhân sinh quan, quan niệm giá trị, tính cách và chiều sâu suy nghĩ của họ. Chỉ cần bạn
giỏi quan sát sẽ phát hiện ra điểm chung với đối phương.
Thăm dò bằng lời nói, tìm kiếm điểm chung
Khi nói chuyện với người khác, để tìm thấy điểm chung, chúng ta có thể bắt đầu bằng màn chào
hỏi, hỏi thăm những vấn đề như lai lịch, nghề nghiệp của đối phương, từ đó thu thập thông tin;
hoặc thông qua việc nghe giọng nói, cách dùng từ của đối phương để thăm dò tình hình của họ;
cuối cùng, còn có thể mở đầu bằng động tác, vừa giúp đỡ đối phương làm những việc cần kíp
vừa trò chuyện thăm dò... từ đó phát hiện đặc điểm của đối phương, tìm thấy điểm chung.
Nghiền ngẫm nội dung câu chuyện, phát hiện điểm chung
Tìm kiếm điểm chung, để ý phân tích, nghiền ngẫm nội dung câu chuyện giữa đối phương với
người khác, hoặc nghiên cứu nội dung câu nói của đối phương khi chúng ta đang trò chuyện
với họ, từ đó phát hiện điểm chung.
Từng bước đi sâu, khai thác điểm chung
Đôi lúc việc phát hiện điểm chung rất đơn giản, cùng với việc đi sâu vào nội dung câu chuyện,
chúng ta sẽ thấy điểm chung càng lúc càng nhiều. Để nội dung buổi trò chuyện đem lại lợi ích
lớn hơn cho đối phương, chúng ta buộc phải từng bước khai thác điểm chung sâu sắc hơn.
Chỉ cần chúng ta áp dụng theo những kỹ năng và phương pháp kể trên, cho dù đối với những