THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 166

Nhân viên bán hàng: “Có lẽ ông nên thoải mái hơn đi ạ, tôi thấy nhiều người bắt đầu sử dụng

công cụ thay thế việc đi bộ, hơn nữa, phần đông trong số đó là khách hàng mua xe điện của

chúng tôi, ý kiến phản hồi rất tích cực.”

Người đi đường: “Ồ, thật vậy sao?”

Như vậy, trước khi bước vào nội dung trò chuyện chính thức, hãy để đối phương hiểu rõ ý đồ

của bạn. Tiếp theo, vừa thảo luận nội dung, vừa nhắc lại những lời trước đó, mục đích của bạn

đã được thực hiện. Như vậy, bạn hoàn toàn không cần tự lăng xê cho sản phẩm, vì hình tượng

như vậy đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của đối phương. Quy luật tương tự cũng có thể áp dụng

khi tán gẫu với bạn bè.

A: “Gần đây, cậu đang bận rộn việc gì vậy?”

B: “Chuyện công việc, rồi chuyện gia đình.”

A: “Thật vậy à, người nhà cậu có chuyện gì sao? Gần đây, tớ có xem một bộ phim, tình tiết rất

hấp dẫn, hơn nữa, diễn viên chính còn rất giống cậu.”

B: “Uhm, nhà tớ cũng không có chuyện gì, bắt đầu vào vụ mùa rồi, gần đây, tình hình của cậu

thế nào?”

A: “Công việc của tớ cũng tàm tạm. Gần đây, tớ vừa mới mở một cửa hàng bán băng đĩa. Bộ

phim tớ vừa kể được rất nhiều khách hàng tới mua băng đĩa yêu thích.”

A: “Ồ, nghe cậu nói có vẻ rất tuyệt vời.”

B: “Cậu nói quá chuẩn. Nếu cậu đã xem bộ phim đó thì cũng sẽ có suy nghĩ như tớ rằng cậu và

diễn viên chính rất giống nhau.”

A: “Thật vậy sao?”

Khi bạn nhắc đi nhắc lại về bộ phim, suy nghĩ của đối phương sẽ bị cuốn theo chuyện đó. Nếu

bạn tiếp tục nói: “Nếu cậu cần đĩa DVD của bộ phim đó, tớ có thể giúp cậu chuẩn bị sẵn một

bộ, khi nào rảnh sẽ chuyển cho cậu.” Lúc đó, đối phương sẽ vui vẻ nhận lời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.