Nhân viên bán hàng: “Dạ có, mời chị qua bên này ạ.”
Khách hàng: “Mấy mẫu này chị không ưng lắm, còn lại toàn đế cao hả em?”
Nhân viên bán hàng: “Thực ra, chị có thể thử đi giầy đế cao, đôi khi thử thay đổi một chút,
cảm giác sẽ khác ạ.”
Khách hàng: “Chị quen đi giầy bệt rồi, một khi đã thành thói quen thì không muốn thay đổi.”
Nhân viên bán hàng: “Chị là người khá nguyên tắc phải không ạ?”
Khách hàng: “Uhm, chị rất thích kiên trì tới cùng.”
Nhân viên bán hàng: “Nhưng thực ra, chị cũng thích cảm giác mạnh và sự mạo hiểm phải
không?”
Khách hàng: “Đúng, vậy mới thú vị chứ.”
Nhân viên bán hàng: “Có lẽ bản thân chị không biết, ngay từ khi mới bước chân vào cửa hàng,
em đã cảm giác chị có khí chất rất đặc biệt, nếu kết hợp với một đôi giầy cao gót, sẽ thể hiện
rõ hơn nét độc đáo của chị.”
Khách hàng: “Thật vậy sao?”
Nhân viên bán hàng: “Chị hãy thử đi, sau đó mới biết em nói đúng hay không?”
Khách hàng: “Thế sao? Vậy chị thử nhé.”
Nhân viên bán hàng nói một tràng, khiến khách hàng cảm thấy bối rối, khơi dậy bản tính thích
cảm giác mạnh và ưa mạo hiểm của khách hàng, sau đó có thể khách hàng sẽ mua đôi giầy chị
ta thử.
Trong phần trước, chúng ta đã nói khi bắt đầu trò chuyện có thể sử dụng kỹ năng ngôn ngữ đặc
thù, thực ra cũng có thể sử dụng kỹ năng ngôn ngữ đặc thù khi kết thúc chủ đề trò chuyện hoặc
quãng thời gian ngừng nghỉ giữa cuộc trò chuyện, qua đó truyền đạt thông tin của chúng ta.