A: “Tặng em món quà sinh nhật, hy vọng em sẽ thích nó!
Người nói dối: “Em thích cái này!” (Nói xong mới nở nụ cười)
Người không nói dối: “Em thích cái này!” (Nở nụ cười khi trả lời)
Nếu như động tác tay và biểu cảm của đối phương không ăn nhập với thời điểm phát ra câu
nói, như vậy rất có thể anh ta đang nói dối.
“Tôi cho rằng giám đốc không nên tiếp nhận kế hoạch kinh doanh của cậu nhân viên mới tới
đó, anh thấy sao?”
“Tôi đồng ý với quan điểm của anh.” Vừa nói vừa đưa tay xoa gáy.
Vậy rõ rồi, để che giấu quan điểm không đồng ý, xoa gáy nhằm né tránh. Tương tự, sờ tai, vuốt
cổ áo, vuốt mũi... đều là những động tác thường gặp để ngụy trang lời nói dối.
Vũ điệu chỉ số thông minh cảm xúc (Chỉ số EQ)
Xử lý quan hệ xã hội là quá trình lý giải tâm lý con người. Thuật đọc nguội chính là một công
cụ như vậy, nó không những giúp bạn giao tiếp vui vẻ, mà còn hướng bạn xây dựng một mạng
lưới quan hệ xã hội tích cực và đầy tính tin cậy, ra sức thể hiện chỉ số EQ của bạn.
Giỏi vận dụng chỉ số EQ của bản thân, dựa vào kỹ năng đọc nguội, chúng ta có thể hóa giải
hiệu quả tâm lý mâu thuẫn trong tiềm thức đối phương, lưu lại trong tiềm thức đối phương
những gì tốt đẹp thuộc về chúng ta.
A: “Sao hôm nay lại ru rú trong nhà thế?”
B: “Tâm trạng rối bời, không muốn ra ngoài.”
A: “Tớ nghĩ bình thường cậu chắc chắn là một người qua loa đại khái, lạc quan vui vẻ, nhưng
đôi khi trong suy nghĩ lại muốn yên tĩnh một mình!”
B: “Cậu nói vậy là có ý gì?”