Tưởng tượng một chút, người nhà cảm thấy hạnh phúc vì sự chu đáo của bạn, một câu nói “có
anh ở đây, em cảm thấy rất thoải mái,” truyền tình cảm yêu đương sâu đậm từ những việc rất
nhỏ; hoặc trong công việc, khách hàng thể hiện sự tin cậy đối với bạn một cách tự nhiên, khiến
cuộc trò chuyện của hai người thoải mái, trôi chảy.
Chúng ta hãy xem một ví dụ trong cuộc sống:
Chồng: “Laura, em đang làm gì vậy? Muốn đánh thức hàng xóm bằng tiếng ồn à? Muộn lắm
rồi?”
Laura: “Ồ, em chỉ muốn sắp xếp lại chỗ sách này, đây là việc nên làm từ rất lâu rồi, để kéo dài
tới tận bây giờ.”
Chồng: “Hãy nghỉ ngơi một chút đi, thời gian gần đây xảy ra quá nhiều việc, anh có thể thấy em
đang muốn xốc lại tinh thần.
Laura: “Cho nên em muốn sắp xếp lại sách vở, nói không chừng có thể phát hiện ra thứ gì đó!”
Chồng: “Uhm, Laura, em là một người lạc quan vui vẻ, cho dù đôi khi không muốn nói chuyện
mà thích yên tĩnh một mình, nhưng anh tin rằng em nhất định sẽ điều tiết tốt bản thân.”
Laura: “Cảm ơn sự tin tưởng của anh. Anh hãy nghỉ trước đi, lát nữa em sẽ ngủ sau.”
Trước những lời oán trách của chồng, nếu như Laura dùng lời lẽ oán trách tương tự để trả lời:
“Ở đây lộn tùng phèo lên thế này cũng không có ai thu dọn, em thu dọn một tí thì đã làm sao?”
sau đó, cuộc cãi vã kiểu gì cũng bắt đầu. Tương tự, người chồng nghe thấy giọng nói của Laura
rất mệt mỏi, hơn nữa rất cô độc, anh ấy biết rõ tâm trạng của vợ không được tốt, thế là chuyển
sang dùng câu nói mang đầy tính cảm thông, khiến Laura cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
Trong cuộc sống, chúng ta cần một chút kỹ năng đọc nguội, nó có thể giúp người nhà và bạn bè
của mình cảm thấy được quan tâm, yêu thương và tin tưởng, trong công việc cũng như vậy.
Chu X, sinh viên tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, hiện đang làm nhân viên bán hàng cho công ty
bất động sản nhưng chưa bán được căn hộ nào. Các bạn học nói với Chu X rằng khu tập thể
một vị giáo sư đang ở chuẩn bị đập đi, giới thiệu anh ta đi xem sao. Thế là Chu X đến nhà giáo