dựng được mối liên hệ tâm lý tin tưởng lẫn nhau trong nháy mắt. Kỹ năng quan sát, kỹ năng thể
hiện, kỹ năng bộ khung ngôn ngữ mà chúng ta rèn luyện trong phần trước đều phục vụ cho mục
tiêu này và tiếp tục tăng cường quan hệ lòng tin giữa hai bên.
Bí mật của chủ đề trò chuyện chiếu lệ
Có một số câu nói rất chung chung, dường như áp dụng vào trường hợp nào cũng chuẩn xác, thế
nhưng đối phương có thể bị dẫn dắt, cho rằng câu nói đó đánh trúng suy nghĩ của anh ta. Xét từ
kỹ năng bộ khung ngôn ngữ, không gian bộ khung ngôn ngữ như vậy đủ lớn, vì vậy, trải nghiệm
mà nó khơi gợi có thể bao gồm tâm lý của tuyệt đại bộ phận con người.
“Bạn từng có một mối tình khiến mình vô cùng vương vấn chứ?”
Câu nói này có thể đều đúng khi áp dụng với mỗi cá nhân trong cuộc sống. Một mối tình, có thể
là tình yêu, tình bạn, cũng có thể là tình đơn phương. Tóm lại, trong quá trình trưởng thành của
mỗi người, dù ít dù nhiều đều trải qua những chuyện như vậy.
Chính vì vậy, khi chúng ta trò chuyện với đối phương, nếu nhắc tới những chủ đề trò chuyện
như vậy, chắc chắn đối phương sẽ cảm thấy bạn nói trúng suy nghĩ anh ta, từ đó nhìn bạn bằng
con mắt khác. Kiểu chủ đề trò chuyện có thể đúng với tất cả mọi người như vậy trong thuật đọc
nguội được gọi là “chủ đề trò chuyện chiếu lệ.” Khi thực hiện chủ đề trò chuyện chiếu lệ, buộc
phải thêm vào những kỹ năng đã được giới thiệu trong phần trước như quan sát nét mặt, kiểm
soát ấn tượng, đạt đến trình độ lấy sự giả dối che lấp sự thật.
Khi thiết kế chủ đề trò chuyện chiếu lệ, buộc phải nhắm vào từng nhóm người khác nhau, dựa
vào những đặc trưng như: tính cách, thân phận, địa vị xã hội, nghề nghiệp,… để vận dụng linh
hoạt.
Đứng trước người cao tuổi, hãy nói như sau:
Điều người già quan tâm thường là con cháu, nghỉ ngơi, hoạt động tại khu dân cư, câu cá... Khi
nói chuyện với các cụ, chúng ta có thể tìm kiếm chủ đề từ một số phương diện như:
“Con trai bác coi như đã có chút thành tựu, hồi bé cậu ta rất nghịch ngợm phải không ạ?”