Trước khi chuyển đổi bộ khung: “Tôi không tin tưởng anh, hơn nữa, chúng ta cũng không hề
thân thiết.”
Sau khi chuyển đổi bộ khung: “Khi muốn trò chuyện thoải mái với một người xa lạ, bạn sợ nhất
điều gì, điều gì khiến bạn tỏ ra thiếu tự tin như vậy?”
Phá vỡ bộ khung, xây dựng nhận thức hoàn toàn mới
Giao tiếp giữa con người với nhau, cái gọi là giới hạn tâm lý chỉ là vì hai người xa lạ, không
có tiếng nói chung. Nếu như trong quá trình giao tiếp, chúng ta có thể vượt qua bộ khung ban
đầu, xây dựng nhận thức mới cho đối phương, quan hệ giữa hai người tự khắc sẽ được nâng lên
tầm cao mới.
Trước khi chuyển đổi bộ khung: “Tâm trạng của tôi hiện nay tốt hay xấu cũng không liên quan
gì tới anh, tôi dựa vào đâu để tin rằng anh sẽ giúp tôi trở nên vui vẻ?”
Sau khi chuyển đổi bộ khung: “Có lẽ em rất muốn thay đổi tâm trạng hiện nay, trải nghiệm cảm
giác trời biển mênh mông, chỉ có điều thiếu mất một người đẹp trai phong độ nhất vũ trụ như
anh cùng em trò chuyện mà thôi.”
Trong giao tiếp xã hội, phương pháp biểu đạt phá vỡ bộ khung có thể nhanh chóng giúp hai bên
tìm được tiếng nói chung.
Học sinh A tới trường làm thủ tục nhập học, bố mẹ cậu ta đi cùng. Trong khi đó, bạn cùng
phòng với cậu ta đi một mình, tự trải giường nằm bên cạnh. Học sinh A rất khâm phục người
bạn cùng phòng, khâm phục bố mẹ cậu ấy có thể để con mình độc lập như vậy, cảm thấy vô
cùng xấu hổ. Khi cậu ta nói ra suy nghĩ như vậy với đối phương, người bạn cùng phòng đáp:
“Bạn ngưỡng mộ tôi độc lập, còn tôi thì ngưỡng mộ gia đình bạn thật đầm ấm.”
Câu trả lời của người bạn cùng phòng đã phá vỡ bộ khung ngôn ngữ ban đầu, đem đến trải
nghiệm hoàn toàn mới cho đối tượng giao tiếp.
Bài 4: Một câu nói đánh trúng tâm lý đối phương
Thuật đọc nguội thực sự có hiệu quả ở chỗ một câu nói đánh trúng tâm lý đối phương và xây