THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 76

chuyện chiếu lệ. Nếu như bạn không biết bắt đầu câu nói đầu tiên ra sao, thì đây là một thử

nghiệm không tồi.

Những câu nói đơn giản như vậy tại sao lại có sức mạnh đánh lừa đối phương? Từ hiệu ứng

Barnum có thể biết, khi nói chuyện, con người sẽ thể hiện ba đặc trưng dưới đây, và đây cũng

là nguyên do vì sao “chủ đề trò chuyện chiếu lệ” có thể mượn chủ đề để phát biểu chính kiến.

* Nguyên lý cụ thể hóa

Người ta thường thiên về việc chuyển hóa những ngôn ngữ và thông tin khái quát hóa thành ví

dụ thực tế cụ thể để lý giải. Ví dụ, khi nghe đối phương nói, trên một số phương diện bạn quá

nghiêm khắc với bản thân, bạn sẽ vắt óc suy nghĩ để tìm ra một số vấn đề mình quá nghiêm

khắc với bản thân nhằm “cụ thể hóa” nhận xét trên.

* Nguyên lý Gestalt

Con người thường cảm thấy không thoải mái trước trạng thái không hoàn chỉnh, không rõ ràng,

đồng thời tính toán bổ sung và hoàn chỉnh nó.

Đứng trước vấn đề “Đôi khi bạn sẽ có cách nghĩ không thực tế cho lắm,” khi bạn định trả lời,

đã kịp cân nhắc và bổ sung cách nghĩ không thực tế đó, để hoàn thành quá trình giao tiếp này.

* Nguyên lý chủ quan

Con người có xu hướng áp đặt những điều người khác nói vào bản thân mình.

Đối với một số chủ đề, cho dù đối phương quả thực không muốn rơi vào “cái bẫy” như vậy,

cho rằng sự miêu tả đó không liên quan gì tới bản thân mà đang nói về người khác, nhưng khi

nghe những lời như vậy, anh ta chẳng cầm lòng được đã áp đặt vào bản thân.

Thầy bói nói như vậy

Tại sao có rất nhiều người tin tưởng thầy bói, hơn nữa còn cho rằng bọn họ quả thực nói rất

chính xác? Bởi vì thầy bói sau khi chiếm được lòng tin của chúng ta mới bắt đầu thực hiện trò

lừa gạt. Loại hình tâm lý này có thể quy về:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.