tiếp với đối phương bằng phương pháp gần gũi, mềm mại.
“Anh rút được quẻ như vậy, phải chăng đã nhớ ra điều gì?”
“Trên quẻ bói ám thị anh “luôn tự đấu tranh với lòng mình,” anh có thể nhớ lại một sự việc nào
đó luôn ám ảnh mình không?”
“Bộ bài Tarot này ám thị anh mang vận... có nghĩa gần đây anh xảy ra chuyện gì phải không?”
Khi đọc được những câu như thế, bạn sẽ quên mất định hướng của nó rất chung chung, ngược
lại cảm thấy vô cùng thân thiết, từ đó nói ra bí mật trong lòng. Khi thầy bói phán “anh luôn tự
đấu tranh với lòng mình,” nếu đang mâu thuẫn với bạn gái, có thể bạn sẽ buột miệng: “Tôi
đang cân nhắc có nên chia tay bạn gái hay không?” vậy là thầy bói đã hoàn thành một lần coi
bói thần kỳ.
Trên thực tế, không chỉ riêng thầy bói, trong cuộc sống, chúng ta cũng có thể dựa vào phương
pháp biểu đạt này để tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp, từ đó cùng đối phương xây
dựng mối liên hệ tâm lý sâu sắc hơn. Những mẫu câu hỏi tương tự như dưới đây:
“Sao lại trở nên ... như vậy?”
“Vấn đề.... anh biết nó có nghĩa gì không?”
“Việc... chỉ điều gì vậy?”
“Anh hiểu rõ nó có nghĩa gì?”
“Việc... đúng hay không?”
“Nhắc tới ý nghĩa của việc ... trong cuộc sống của bạn?”
Câu hỏi phủ định có thể sử dụng
Trong kỹ năng thuật đọc nguội, có một phương pháp nêu câu hỏi kiểu phủ định, bất luận nói
đúng hay không đều có thể hiểu là nói đúng.