“Lẽ nào (nghiêng đầu ra vẻ suy nghĩ) chưa ai nói em rất giống một đóa hoa hồng có gai?”
“Ồ, chưa có ai cả, tại sao, em rất hiền lành, sao lại “có gai” nhỉ?”
“Anh vừa nhìn đã biết em rất hiền lành, anh đâu có nói em là người không thể tiếp cận mà chỉ
nói trong lòng em muốn tự bảo vệ bản thân.”
“Ồ, cũng đúng.”
Khi chúng ta muốn hiểu rõ về đối phương, nhưng lại không biết anh ta rốt cuộc là người như
thế nào, dùng câu hỏi phủ định làm chủ đề trò chuyện chiếu lệ là một biện pháp tuyệt vời. Khi
đối phương cảm thấy bất ngờ, đồng thời chủ động giải thích nội dung còn thiếu trong câu hỏi
phủ định, chắc chắn họ đã rơi vào bẫy.
Trong công việc, chúng ta cũng có thể hỏi như vậy:
“Giám đốc X gần đây chẳng phải bôn ba công tác khắp nơi vì công ty sao?”
“Đúng vậy, nếu chỉ phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi đã đành, đằng này tôi còn phải quay về
công ty để tuyển nhân viên.”
“Ồ, ra thế, quả thực ngài đã dốc hết tâm huyết vì công ty? Vừa khéo chúng tôi cũng làm công
tác phân phối nguồn nhân lực, ngài xem chúng ta có thể hợp tác với nhau hay không, chúng tôi
sẽ giúp ngài tuyển chọn một số nhân viên phù hợp.
Nhân viên kinh doanh chỉ khi nào biết rõ nhu cầu của khách hàng mới có thể tiếp tục triển khai
chiến thuật marketing. Khi mới gặp đối phương lần đầu, có thể dùng câu hỏi phủ định như vậy
để tìm hiểu thông tin, sau đó tiếp tục thực hiện sách lược marketing, khiến đối phương không
thể cảm nhận được bạn đang chào bán sản phẩm mà như thể ta đang tâm sự với họ.
Chỉ cần giỏi biến đổi, câu hỏi phủ định dạng này có thể dùng trong mọi hoàn cảnh giao tiếp,
hơn nữa thử lần nào cũng đúng.
A: “Gần đây, quan hệ của anh với mọi người không phát sinh vấn đề gì chứ?”
B: “À, vẫn tốt. Chỉ có điều hơi hục hặc với bố mẹ.”