A: “Bố mẹ luôn hết lòng vì con cái, tuy nhiên đôi khi chưa chắc đã đúng, thậm chí còn cản trở
sự phát triển của con cái.”
B: “Đúng vậy, tôi không muốn làm việc tại thành phố nơi bố mẹ tôi đang sinh sống, vì làm như
vậy tôi sẽ ỷ lại, nhưng họ cương quyết giữ tôi lại.”
A: “Tôi nghĩ anh hiếm khi rời xa người thân và sống độc lập phải không?”
B: “Đúng vậy, sao anh biết, thậm chí hồi đại học tôi còn chọn trường ở tỉnh để thường xuyên
về nhà.”
A: “Chính vì vậy, điều đó mới khiến anh buồn phiền, trong lòng anh muốn thay đổi, thực ra bản
thân anh có thể quyết định, điều khiến anh do dự thực ra là nỗi sợ hãi.”
B: “Thực ra, tôi cũng biết lời nói của bố mẹ không đóng vai trò quyết định, bản thân tôi mới là
người quyết định cuối cùng.”
Bắt đầu từ câu hỏi phủ định, tránh khả năng nói sai, đợi sau khi đối phương đưa ra câu trả lời
khẳng định, tiếp tục với chủ đề trò chuyện chiếu lệ, như vậy dễ dàng gợi mở nỗi lòng đối
phương.
Tỷ lệ nói không trúng bằng “không”
Vấn đề phủ định, trong câu nghi vấn có công năng bộ khung kép, khiến cho trong quá trình giao
tiếp, chúng ta có thể nói trúng tâm lý đối phương với khả năng cao nhất. Dưới đây, chúng ta có
thể dựa vào “Xem ra anh rất mệt mỏi, có phải bị ốm rồi không?” để lý giải kết cấu bộ khung
của mẫu câu này, như minh họa tại hình 2 – 9.
Hình 2 – 9: Công năng bộ khung khép của vấn đề phủ định trong câu nghi vấn