Trong bộ khung ngôn ngữ này, nếu “bị ốm” là trải nghiệm tích cực, vậy “có phải bị ốm rồi
không” là trải nghiệm tiêu cực của nó, tổ hợp hai mặt tích cực và tiêu cực chúng ta sẽ thu được
mô thức câu hỏi phủ định cuối cùng, cũng có tính bao quát.
............ chẳng phải sao?
Chẳng phải bạn bè thường nói anh.....?
Anh không có.... chẳng phải.....?
Nếu như vậy... không phải...?
Anh sẽ không lo lắng quá nhiều vì việc... chứ?
Những câu hỏi phủ định hoặc nghi vấn kiểu như vậy dùng trong cuộc sống và công việc hàng
ngày, có thể cùng đối phương xây dựng tình huống giao tiếp tốt đẹp một cách tự nhiên.
“Xem ra anh rất mệt mỏi, có phải bị ốm rồi không?”
“Không có, tôi đang chờ một người.”
Nghe được câu trả lời như thế, có nghĩa chưa nói trúng suy nghĩ đối phương. Vậy làm thế nào
để cứu vãn hình ảnh bản thân? Thực ra rất đơn giản:
“Là như vậy, chờ đợi quả thực là một việc khiến người ta sốt ruột.”
Cứ như vậy, bằng việc dùng câu hỏi phủ định hay nghi vấn để thăm dò, đối phương không cảm
nhận được chúng ta nói trúng hay không, cũng có nghĩa chúng ta đã nói trúng.
Chỉ một câu nói đánh trúng nỗi phiền muộn của đối phương
Tâm sự hoặc nỗi phiền muộn của một người, bất luận là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, khi chưa
được giải quyết, tâm trạng rất dễ tiết lộ ngọn nguồn của nó. Một chuyên gia đọc nguội thông
minh chỉ cần vận dụng một chút kỹ năng hỏi thăm liền dễ dàng nắm bắt tâm lý, chiếm được
lòng tin của đối phương.