A: “Vì là bạn bè, có thể cảm nhận từng hơi thở của cậu, hơn nữa, tớ còn có cảm giác, sắp tới
chỉ cần cậu chú ý quan sát thì chắc chắn sẽ gặp may mắn.”
Trong đoạn hội thoại trên, hết lần này tới lần khác, “dự đoán” của A đều đánh trúng tâm lý đối
phương, khiến chúng ta cảm thấy khâm phục cậu ta. Khi thủ thỉ tâm tình với bạn bè, chúng ta có
thể làm được như vậy không? Khi đối phương nghe thấy từng lời của bạn “nói trúng suy nghĩ
của họ,” có thể cảm nhận quả thực bạn đang lắng nghe họ nói, quan tâm họ. Tích lũy những lời
“nói trúng suy nghĩ” này, lòng tin của đối phương đối với bạn cũng ngày càng tăng.
Đó đều là từ ngữ thường dùng trong thuật đọc nguội, vận dụng nó hợp lý có thể giúp chúng ta
nâng cao hiệu quả giao tiếp, khiến đối phương cảm động, đồng thời giành lấy sự tán thưởng và
lòng tin của đối phương.
Bài 2: Bí mật của cùng chung chí hướng
Mỗi người đều có một niềm đam mê, có khuynh hướng nhận thấy người khác và mình cùng
chung cảm nhận. Khi phát hiện người khác và mình có chung cảm nhận và thái độ, chúng ta sẽ
thích họ.
Nữ kiệt Trương Ái Linh nói: “Tôi muốn bạn biết, trên thế giới này luôn có một người đang chờ
đợi bạn, bất luận là khi nào, ở đâu. Dù sao bạn cũng biết, luôn có một người như vậy.” Giao
tiếp giữa người với người, có thể đạt tới mức tâm đầu ý hợp là cảnh giới cao nhất.
Sức mạnh của ám thị
Thông qua ám thị, có thể tác động gián tiếp, hàm xúc tới tâm lý cũng như hành vi của bạn và
đối phương, giúp nó phát huy hiệu quả đồng nhất với ám thị, đây cũng là một vấn đề buộc phải
chú ý trong quá trình đọc nguội.
Một hôm, Hoth, chuyên gia tâm lý người Mỹ tới thăm người bạn Fred, nhưng không được tiếp.
Hóa ra, những sai lầm trong công việc thời gian gần đây khiến Fred chịu áp lực nặng nề, ông ta
cảm thấy mình hoàn toàn bất lực trước tình hình hiện nay. Một Fred với ý chí sa sút, tâm trạng
não nề không muốn gặp bất kỳ ai, bao gồm cả chuyên gia tâm lý nổi tiếng Hoth, ông ta cảm thấy
việc tiếp khách sẽ khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn.