- Nắm bắt thông tin về đối phương một cách tự nhiên, không thể quá chăm chú để tránh gây sự
chú ý của đối phương.
- Chú ý thời cơ bắt chước, có thể sai lệch một chút về thời gian.
- Không thể rập khuôn toàn bộ, cần có một số thay đổi.
- Duy trì tần suất bắt chước vừa phải, bắt chước quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy bực
dọc.
Gật đầu, tỏ vẻ tán thành
Khi đối phương nói điều gì đó mà nhìn bạn chăm chú, chứng tỏ anh ta đang muốn thăm dò thái
độ của bạn đối với vấn đề này, khi đó, chúng ta nên đáp lại đối phương bằng sự chân thành,
đồng thời gật đầu thể hiện sự tán thàn. Khi gật đầu cần chú ý tần suất, hai đến ba lần là được,
hơn nữa cần chậm rãi, không nên gật đầu nhanh chóng và liên tục.
Tiếp ứng biểu cảm của đối phương
Biểu cảm có thể phản ánh sự thay đổi tình cảm nội tâm và tâm trạng của một người, khi trò
chuyện với đối phương chúng ta cần hết sức chú ý vấn đề này. Tích cực tiến hành tương tác
với đối phương, tiếp ứng thay đổi biểu cảm của đối phương, xây dựng trải nghiệm tình cảm
chung.
Có hai người đang nói chuyện, đối phương thể hiện rõ nét mặt hưởng thụ khi hút thuốc, bạn có
thể châm điếu thuốc một phút sau đó, thể hiện nét mặt tương tự.
Biểu cảm thường gặp nhất của con người gồm sáu loại là vui mừng, tức giận, lo lắng, suy tư,
đau khổ và sợ hãi. Khi nói chuyện với đối phương, tiến hành phản ứng đồng bộ biểu cảm
không những cần nhắm vào sáu loại hình biểu cảm kể trên để điều chỉnh biểu cảm của bản thân,
khiến đối phương cảm thấy chúng ta cảm nhận được tâm trạng của anh ấy, mà còn phải bắt
chước chừng mực, không lộ liễu.
Ủng hộ quan điểm của đối phương