B: “Đó là tớ ư?” (giọng nghi vấn).
A: “Đúng thế. Lẽ nào có người thứ ba đang nói chuyện với tớ? Ngoài ra, tớ có thể cảm nhận
được cậu là người theo kiểu thị giác.”
B: “Kiểu thị giác? Là nhìn người nhìn dáng điệu?”
A: “Không, là phân loại trong tâm lý học: Con người gồm ba loại hình, kiểu thị giác, kiểu thính
giác và kiểu xúc giác.”
B: “Chẳng hiểu.”
A: “Nói cách khác, bình thường cậu là người rất có chính kiến, không mù quáng nghe theo ý
kiến của người khác, vì vậy, cậu có chút cứng nhắc, thậm chí là cố chấp.”
B: “Tớ buộc phải thừa nhận cậu nói rất đúng. Rất nhiều bạn bè giận tớ vì điểm này, rõ ràng là
lời góp ý mọi người đều tiếp thu, tớ vẫn cố chấp, không thay đổi.”
Đối phương hoàn toàn đi theo sự chỉ dẫn của bạn để tham gia vào tình huống hội thoại, vì bạn
nói chính xác ngay câu đầu tiên, cho nên có sự đồng cảm, cũng giống như việc hít thở, dường
như bạn vừa nói ra, đối phương đã muốn biết câu tiếp theo. Trong câu nói của bạn, đối phương
cảm nhận được bạn rất hiểu anh ta, hai bên có nhiều điểm chung, từ đó có cảm giác thân thiết.
Bài 3: Thiếu cái gì, cho cái đó
Nhà tâm lý học Kerchhoffs từng tiến hành một cuộc điều tra, đối tượng điều tra là nam nữ sinh
viên đang yêu nhau. Kết quả điều tra phát hiện, khi quan hệ hai bên tiến vào giai đoạn tình bạn
hoặc quyết định kết hôn, trong nhiều nhân tố khiến hai người hấp dẫn lẫn nhau, tính bổ sung
giữa phẩm chất nhân cách và nhu cầu tâm lý ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tính bổ sung
này, xét từ quan hệ giữa hai bên, chính là thiếu cái gì, cho cái đó.
Khi thực hiện đọc nguội, chúng ta có thể khéo léo lợi dụng đặc điểm tâm lý này của con người:
đối phương thiếu cái gì, chúng ta sẽ cho họ cái đó.
Con người có tính hai mặt