• ĐỒNG Ý VỚI NHỮNG BẤT BÌNH: Nếu bạn không thể tỏ ra tích
cực, thì ít nhất bạn có thể đồng ý với bất bình. Cuộc đời quá ngắn
để tranh cãi liên miên, và phần lớn các cuộc chiến thế này không
đáng để quan tâm. Vì vậy việc đồng ý với những bất bình sẽ giải
quyết những kẻ thích chọc phá.
• HỎI NHỮNG CÂU SẮC SẢO: Khi ai đó thể hiện một quan điểm
tiêu cực quá mức, hãy hỏi họ liệu đã có kinh nghiệm gì với vấn đề
này chưa. Ví dụ như nếu bạn chia sẻ một câu chuyện về Android và
một người hâm mộ iOS khiêu khích bạn, hãy hỏi xem liệu anh ta đã
từng sử dụng hay sở hữu một chiếc điện thoại Android chưa. Điều
tốt là anh ta không có và chỉ nói lại những gì nghe người khác nói.
Trên mạng xã hội, sự kết hợp giữa chắc chắn và không hiểu biết là
rất phổ biến, vì vậy hãy làm quen với điều đó. Thực ra, thường thì
một người càng chắc chắn bao nhiêu lại càng ít hiểu biết bấy nhiêu.
• ĐÁNH TRONG BA HIỆP: Những phản ứng tốt nhất (và tệ nhất)
thường xảy ra giữa những người bình luận. Thật thú vị khi xem
những người không quen biết nhau phát triển các mối quan hệ và
nhìn nhận các bài đăng theo hướng may mắn bất ngờ và sâu sắc
hơn. Đó là tin tốt. Tin xấu là những người bình luận đôi khi tranh cãi
dữ dội và đưa ra những bình luận cay nghiệt mà họ sẽ không bao
giờ sử dụng ngoài đời thực.
Đề xuất của tôi là hãy áp dụng luật đấm bốc nghiệp dư và chỉ đánh
trong ba hiệp. Tiếng chuông bắt đầu là khi bạn chia sẻ một bài đăng.
Ding – Ding. Hiệp 1: người xem bình luận. Hiệp 2: bạn phản hồi.
Hiệp 3: người bình luận phản hồi lại phản hồi của bạn. Và kết thúc
trận đấu ở đây.
• XÓA, CHẶN VÀ BÁO CÁO: Nếu tất cả những biện pháp khác đều
thất bại, hãy lờ đi, xóa, chặn hoặc báo cáo những kẻ phá rối hoặc
người đăng tin rác (spammers). Bạn không phải có nghĩa vụ đạo
đức để tương tác với bọn họ và có rất ít điều tốt đẹp để hạ mình
xuống ngang tầm của họ. Nếu bạn cần sự giúp đỡ để phân biệt kẻ
phá rối với người đam mê, hãy đọc Top 12 Signs You’re Dealing
with Trolls – 12 Dấu hiệu bạn đang gặp kẻ phá rối.