THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 109

Thích hợp tình huống

Khi nói chuyện, thường bạn sẽ dùng ngôn ngữ thích ứng với tình huống, với
người hoặc những người mình gặp gỡ, làm sao cho ngôn ngữ làm tròn
nhiệm vụ cơ bản nhất của nó: chuyển tải rõ ràng những suy nghĩ của bạn đến
người nghe. Chuyện trò cùng em trai, em gái, bạn nói theo một cách; cùng
cha mẹ hoặc cô dì, chú bác, theo một cách khác. Nếu giao tiếp với người lạ,
chắc chắn lời ăn tiếng nói của bạn sẽ còn khác hơn. Những lúc như thế, bạn
không phải suy nghĩ; khi thấy người đối diện, thì tự nhiên đã biết phải dùng
lời lẽ như thế nào rồi.

Ví dụ về chào hỏi:

Con chào ba mẹ.

Chào em; chào anh.

Dạ, xin chào ông; xin chào bà.

Hãy lấy thêm một ví dụ. Khi mua cây kem, bạn sẽ không nói: “Tôi rất mong
muốn được giao dịch để thủ đắc món tráng miệng lạnh này”.

Nói như thế chẳng khác gì dùng 500.000 đồng mua kem, thay vì 10.000
đồng. Ngược lại, nếu mua xe gắn máy, bạn sẽ không ra cửa hàng mà nói:
“Chà... chà, tôi muốn mua một con xe”. Như vậy, cũng chẳng khác nào bạn
trả toàn tiền 1.000, 2.000 để mua xe trị giá 30 triệu.

Cần nhấn mạnh ở đây: lớn hay nhỏ, tiền được nói ở trên đều thật. Về mặt lý
thuyết, có thể dùng giấy bạc giá trị cao nhất để mua kem. Hoặc dùng rất
nhiều giấy bạc lẻ để mua xe gắn máy. Nhưng hẳn không mấy ai làm như thế
cả vì người bán hàng sẽ từ chối bán; thậm chí còn lườm, còn nguýt người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.