THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 111

Biểu lộ con người

Cách nói năng của một người có thể nói lên nhiều điều về bản thân người
đó: lối suy nghĩ, khả năng ứng biến và cả sự cẩn trọng trong giao tiếp. Nó
còn cho thấy người đó có quan tâm, tôn trọng ngôn ngữ đang dùng hay
không nữa.

Nhiều người không phân biệt được văn trang trọng, nghiêm trang với các
loại văn không trang trọng, không nghiêm trang nên đã đưa cách nói năng
hằng ngày vào bài, ngay cả đối với những bài mà tình huống buộc phải sử
dụng văn trang trọng Ngược lại, lắm khi họ lại dùng văn trang trọng cho
những bài, những lúc không cần đến loại văn này.

Văn trang trọng có thể đi lạc vào trong văn bản tuy rằng mình chỉ muốn viết
một cách tự nhiên, cho dễ đọc. Thư dưới đây chỉ nhằm để cảm ơn, nhưng
người viết lại để cho ngòi bút rẽ sang lối khác. Người ấy đã thảo một lá thư
quá trịnh trọng, đến mức không thật: “Xin vui lòng để cho tôi bày tỏ sự cảm
kích vì đã được mời đến tham dự buổi tiệc tại nhà của quý ông bà, tối chủ
nhật vừa qua. Tôi rất hạnh phúc vì buổi tiệc đêm hôm đó, nhiều hơn bất cứ
buổi tiệc nào mà tôi từng được tham dự”.

Viết như thế rõ ràng là hơi quá, trong khi chỉ cần đơn giản và ngắn gọn:
“Tôi Tất thích buổi tiệc ở nhà ông bà. Cảm ơn ông bà đã mời tôi tham dự”.

Và trong nói năng bình thường, cũng không ai kiểu cách: “Tôi e rằng mình
sẽ trễ chuyến bay này”,
mà sẽ nói: “Chắc tôi trễ chuyến bay rồi”.

Giống như nhiều thứ tiếng khác, tiếng Việt gồm một số lớp ngôn ngữ. Lớp
dưới cùng là lớp chúng ta dùng để trao đổi thông tin, tư tưởng và tình cảm
với người thân, hàng xóm, bạn bè,... trong chuyện vãn hằng ngày. Lớp liền
kề là lớp dùng những lúc cần nói chuyện nghiêm chỉnh hoặc viết lách. Sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.