đó thì đến lớp sử dụng khi gặp người lạ - trang trọng vừa phải hoặc trang
trọng.
Và lớp tiếp theo - hiếm khi được dùng - chỉ dành để viết thư cho quan chức
hoặc cho những dịp trang trọng thật sự. Rồi lớp ngôn ngữ hành chánh dùng
cho văn bản nhà nước hoặc đơn từ gửi cơ quan nhà nước, mà người dân
thỉnh thoảng mới cậy đến. Cuối cùng là lớp ngôn ngữ nghệ thuật - cũng
không nhiều người dân sử dụng, vì từ ngữ của nó thường bóng bẩy, văn hoa,
giàu hình ảnh và nhiều sự biểu cảm.
Hãy luôn chú ý đến từ ngữ. Trong tiếng Việt, một số từ chỉ được sử dụng
cho một lớp ngôn ngữ nhất định. Khi bạn nói, “thằng đó”, đây là các từ
thuộc lớp ngôn ngữ dưới cùng - bình dân. Khi dùng những từ như “tôi đang
suy nghĩ”, “chắc chắn như thế”, bạn đã sử dụng lớp từ trang trọng vừa phải.
Trong chuyện vãn bình thường, bạn cũng có thể phóng đại: “Tôi ghét cay
ghét đắng món sầu riêng”, hoặc “Tôi đói gần chết”. Nhưng khi qua lớp
ngôn ngữ hơi trang trọng, thì sẽ phải chính xác hơn: “Tôi không thích ăn sầu
riêng” hoặc “Tôi đang đói bụng”.
Trong nói năng bình thường, bạn còn có thể mơ hồ một chút. Ví dụ: ”Cả
nhà họ,” trong khi gia đình bạn muốn nói tới là “Gia đình ông Văn” hoặc
“Gia đình bà Thơ”. Và nếu muốn cho thật sự trang trọng, thì bạn cần sử
dụng từ Hán-Việt nhiều hơn.
Có lẽ cần biết rằng từ ngữ Hán-Việt, dù muốn dù không, đã là một bộ phận
không thể tách rời của tiếng Việt. nhiều từ Hán-Việt được sử dụng thường
xuyên trong sinh hoạt hằng ngày và gần gũi không kém gì từ thuần Việt, như
khách-chủ. Cho nên không phải từ Hán-Việt nào cũng cần và có thể đổi
được thành từ thuần Việt. Khá nhiều từ khó mà tìm được từ thuần Việt nào
tốt hơn hoặc tương đương để thay thế. Hơn nữa, sử dụng loại từ ngữ này thì
vẫn hay hơn việc vay mượn từ ngữ nước ngoài khác: chúng dễ nghe, dễ hiểu
hơn, ít cảm thấy lai căng vì cũng còn được... một nửa Việt.