thứ tự thời gian, mà vẫn khiến người nghe chú ý, bằng cách từ từ trả lời các
thắc mắc của người này để dẫn tới cao trào: chuyện gì xảy ra.
Có thể, do phấn khích quá, bạn sẽ nói một cách lộn xộn, không theo một thứ
tự nhất định nào. Vì thế có thể làm cho người nghe bối rối, không hiểu đầu
đuôi chi cả (họ vẫn có thể hỏi lại cho rõ). Tuy nhiên, sự lộn xộn trên trang
giấy sẽ không chỉ làm người đọc bối rối, mà còn làm cho họ bỏ bài do không
thể hỏi lại được. Vì thế nên tránh sự lộn xộn - và ngay từ đầu bài.
Học tập thêm nhà báo, khi viết thư tín thương mại, không nên vào đề như
thế này:
Thưa ông Văn,
Mục đích của lá thư này là đề nghị ông hợp tác hoặc công ty của ông hợp
tác về vấn đề kinh doanh. Tôi rất cảm ơn nếu ông dành chút thời gian để
đọc những dòng sau.
Nếu bạn bắt đầu thư như vậy, có thể ông Văn sẽ khó chịu và không đọc hết
thư để biết rõ ý của bạn. Nên bỏ câu đầu, chỉ giữ lại câu thứ hai, sau khi thưa
gửi:
Tôi rất cảm ơn nếu ông dành chút thời gian để đọc những dòng sau.
Đối với thư gửi đại biểu Quốc hội nói ở trên, bạn cũng có thể viết lại. Nên
bắt đầu bằng việc đề cập đến các phương tiện giải trí ở khu phố mình và
những gì dông dài thì gạch bỏ hoặc để cuối bài. Dùng ngay ý chính ở phần
mở đầu một lá thư là tốt nhất, đặc biệt trong thời đại mà thư điện tử khá
thịnh hành như hiện nay.
Cũng có thể bắt đầu bằng giai thoại hoặc thông tin gì đó gây ấn tượng mạnh
mẽ. Đối với những loại văn bản khác, luôn có nhiều cách để vào đề. Một lần
nữa, bạn nên tham khảo cách thể hiện của nhà báo. Cần nắm lấy độc giả
ngay từ đầu bài rồi “buộc” họ đọc vào bài. Câu đầu tiên hoặc đoạn đầu tiên