hay ngắn, nếu bạn viết có nhịp điệu, viết cho lỗ tai và con mắt, miêu tả được
những cảnh tượng sinh động, độc giả sẽ theo bạn đến cùng. Đương nhiên,
không thể viết ý nọ xọ ý kia và sai ngữ pháp trầm trọng như hai câu ví dụ về
Khánh Ly ở trên.
Nhưng giải quyết những câu quá dài bằng cách nào? Bằng cách cắt chúng ra
làm hai hoặc làm ba; giữ cho mỗi câu một ý. Ngay cả The New York Times,
mà người đọc chủ yếu có học vấn cao, có thế lực và hiểu biết về xã hội và
chính trị, cũng đề nghị phóng viên viết mỗi câu một ý. Theodore Bernstein,
cựu tổng biên tập của tờ báo này, cho rằng câu nhiều hơn một ý là làm quá
sức. Ông nói: “Thường thì việc đọc sẽ nhanh hơn nếu câu chỉ có một ý”
Có thể dùng phần mềm Word của hãng Microsoft để đếm chữ cho nhanh
(kích chuột vào File và kích Properties rồi Statistics).
Ví dụ về câu dài, có hai ý được sửa thành hai câu; mỗi câu một ý:
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định đình chỉ công
tác đối với 2 cán bộ Nguyễn Đình Nga và Nguyễn Trọng Hiếu, làm việc tại
trạm kiểm soát Madaguoi (giáp ranh giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai)
đã có những hành vi sách nhiễu, vòi tiền của các chủ phương tiện container
vận chuyển hàng hóa từ Đà Lạt xuống Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu
tháng 8-2004 (74 chữ).
Sửa lại: Chi cục Quản lý thị trường Lâm Đồng đã quyết định đình chỉ công
tác của Nguyễn Đình Nga và Nguyễn Trọng Hiếu, làm việc tại trạm kiểm
soát Madaguoi (Lâm Đồng giáp ranh Đồng Nai). Hai cán bộ này đã có
hành vi sách nhiễu, vòi tiền các chủ xe container chở hàng từ Đà Lạt xuống
Thành phố Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 8-2004. (Câu đầu có 36 chữ; câu thứ
hai, 27 chữ.)
Câu ngắn đúng rồi, nhưng chưa đủ: bài cũng cần ngắn. Nhiều nghiên cứu ở
phương Tây về cách đọc báo cho thấy độc giả luôn vội vã. Họ đọc lướt tờ
báo để có ý niệm tổng quát về tin tức rồi đọc một số bài. Họ luôn ưu tiên cho