THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 17

Dùng câu ngắn

Hãy trở lại với quy trình đọc. Bất cứ ai cũng có trí nhớ tạm thời - khả năng
nhớ những gì vừa đọc. Các thử nghiệm, chủ yếu của Francois Richaudeau,
về trí nhớ tạm thời của người phương Tây đã dẫn tới hai kết quả đáng chú ý.
Chúng ta sẽ sử dụng những kết quả này, với ít nhiều gia giảm cho phù hợp
với tiếng Việt là loại ngôn ngữ đơn tiết. Cho tới nay, chưa có nhà nghiên cứu
Việt Nam nào tìm hiểu về quy trình đọc của người Việt một cách khoa học
cả.

Nhớ phần đầu tốt hơn phần hai. Hãy lấy ví dụ của một câu tiếng Pháp gồm
18 từ (mỗi từ có thể gồm nhiều âm tiết). Độc giả sẽ nhớ được đến 8/9 từ của
phần đầu câu, còn đối với phần hai của câu, họ chỉ nhớ được 4/9 từ. Ứng
dụng thực tế: không nên bắt đầu câu với một thành phần phụ; nên dùng chủ
yếu cấu trúc căn bản của câu: chủ từ - động từ - bổ từ.

Các biên tập viên Mỹ cũng đề nghị phóng viên nên suy nghĩ tới “S-V-O”,
tức “chủ từ - động từ - bổ từ”, để có thể viết trực tiếp và rõ ràng.

Ví dụ về cấu trúc S-V-O nên sử dụng: Cảnh sát bắt quân gian.

Và cấu trúc O-V-S và V-S-O không nên dùng: Quân gian là người bị cảnh
sát bắt. Bắt là việc mà cảnh sát đã làm với quân gian.

Khả năng nhớ tạm thời còn thay đổi tùy theo trình độ học vấn của độc giả.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng này trung bình chỉ 12 từ trong một
câu, tức khoảng từ 8 đến 16 từ, tùy từng độc giả một. Vậy bạn nên ưu tiên
viết câu ngắn, câu ít hơn 17 từ. Độc giả sẽ nhớ trung bình 70% thông tin
được trình bày trong câu 17 từ; họ nhớ phần đầu câu đến 90%, phần hai chỉ
được 50%.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.