Hãy theo khuôn mẫu
Hầu như bất cứ ai học hết trung học cơ sở đều cầm bút được. Vấn đề là viết
theo một khuôn mẫu nào đó. Từ văn bản luật, bài nghị luận, biên bản cuộc
họp cho đến thư gửi bạn bè, tất cả đều có khuôn và mẫu để dùng. Nhiều giáo
viên dạy văn cũng hướng dẫn học sinh viết theo khuôn mẫu.
Hãy trở lại với đề tài lạm phát. Chúng ta đã tìm ra góc nhìn và câu luận đề:
“Chính phủ cần phải ra tay bằng cách thúc đẩy sản xuất của các doanh
nghiệp làm cho giá cả giảm xuống như thế các bà nội trợ sẽ hết kêu ca”.
Thông thường, luận đề sẽ nằm trong phần đầu của bài. Khi viết bạn cần tự
hỏi: “Bài sẽ viết về cái gì, góc nhìn cụ thể là cái gì, dựa trên những ý gì để
làm?”. Hãy viết luôn câu trả lời ra rồi triển khai thành luận đề. Nhiều người
đã bỏ qua công đoạn này vì thấy nó khá phức tạp. Nhưng bạn nên chịu khó
làm vì nhờ đó sẽ dễ viết lách hơn. Sau này, khi đã viết giỏi, bạn sẽ có thể bỏ
qua công đoạn viết luận đề, nhưng giờ thì bạn cần thực hiện công đoạn này.
Nhiều cây bút chuyên nghiệp không ghi luận đề ra. Tuy nhiên, phần lớn đều
ghi ra góc nhìn - họ luôn nhấn mạnh đến góc nhìn - để có điểm tập trung,
qua đó để viết bài cho được nhất quán.
Đối với nhà báo, tìm góc nhìn luôn là việc cần thiết. Về vụ chìm tàu chở
khách du lịch tại vịnh Hạ Long ngày 17.2.2011, chẳng hạn, họ có thể viết:
Ngay sau khi xảy ra vụ đắm tàu du lịch QN5198 gần đảo Ti Tốp trong Vịnh
Hạ Long Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND Tỉnh, đã chỉ
đạo cơ quan điều tra khởi tố vụ án, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của
các đơn vị cá nhân liên quan.
Hoặc: