THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 34

Đọc thêm

Hội An: Thủ phủ tiếng Anh

Ngọc Trân (Nhịp cầu đầu tư, ngày 19 tháng 9 năm 2011)

Dự án “thủ phủ tiếng Anh” có thể giúp Phố cổ thêm hội nhập toàn cầu và phát triển bền vững.

Từng là nơi thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới đổ đến làm ăn, Hội An
ngày nay lại trở thành địa điểm du lịch ưa thích của du khách nước ngoài
cũng như trong nước. Hoàn toàn có thể tận dụng ưu thế này để xây dựng Hội
An thành một “thủ phủ tiếng Anh”. Dự án có thể giúp Phố Cổ thêm hội nhập
toàn cầu và phát triển bền vững.

Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn, chỉ cách biển Đông 5km. Từ cuối thế kỷ
XVI, nhờ chính sách trọng thương của Chúa Nguyễn cùng vị trí địa lý thuận
lợi, bến cảng của Hội An - tức “Faifo”, tên do người phương Tây đặt - đã
khá tấp nập.

Trong một thời gian dài, Faifo đã là trung tâm giao thương của Đông Nam Á
và nơi giao lưu văn hóa Đông Tây. Nhưng đến giữa thế kỷ XIX, đô thị tầm
cỡ khu vực này đánh mất dần lợi thế, không còn thịnh vượng như trước nữa.
Bởi Cửa Đại, nơi sông Thu Bồn đổ ra biển, bị thu hẹp lại, sông Cổ Cò chảy
từ Hội An ra Đà Nẵng cũng bị phù sa bồi lấp; và nhà Nguyễn thực hiện
chính sách đóng cửa. Đến đầu thế kỷ XX thì Faifo thực sự rơi vào quên lãng
khi thực dân Pháp xây dựng Tourane (họ gọi Đà Nẵng như thế) thành một
thương cảng hiện đại.

Phố Hội hồi sinh

Tuy nhiên, vào những năm 1980 của thế kỷ XX, Faifo - Hội An đã hồi sinh.
Giá trị của Phố Cổ từ từ được công nhận, đến cuối năm 1999 thì vào danh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.