tiếng Anh”. Họ sẽ hưởng lợi từ chính khoản đóng góp đó: trình độ ngoại ngữ
nhân viên của họ sẽ được nâng cao. Ngoài ra, có thể phần tiền của người học
để thêm tiền cho dự án. Và đương nhiên không thể thiếu các cuộc vận động,
tuyên truyền để người dân hiểu và ủng hộ việc biến Phố Cổ thành một thủ
phủ tiếng Anh danh tiếng toàn cầu.
Mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng thủ phủ là chất lượng đầu ra,
tức người học thực sự dùng được thứ tiếng thông dụng khắp thế giới này
trong giao tiếp và công việc hằng ngày. Để làm được như thế, cần phải có
một đội ngũ giáo viên giỏi.
Ban đầu nên dành lớp học cho cán bộ và thanh niên - những người cần dùng
tiếng Anh trong công việc và giao lưu; sau đó sẽ có lớp cho phần lớn người
dân Hội An. Tiếng Anh được ưu tiên, nhưng bên cạnh đó còn có thể dạy
tiếng Pháp, Nhật hay Hoa để đáp ứng nhu cầu giao lưu. Và không thể thiếu
“cua” tiếng Việt dành cho người nước ngoài lẫn Việt kiều không sử dụng
được tiếng nói của cha ông.
Trên thực tế, một số người Hội An chưa bao giờ ngừng học ngoại ngữ. Có
người học tiếng Hoa để giữ gìn tiếng nói cha ông như người gốc Hoa với
trường Lễ Nghĩa - “Trung tâm Hoa văn Lễ Nghĩa” ngày nay. Có người học
tiếng Pháp dưới thời Pháp thuộc, giờ vẫn thúc đẩy con cháu học ngôn ngữ
của Molière. Và đương nhiên, có người học tiếng Anh, tiếng Nhật chỉ để đáp
ứng nhu cầu buôn bán. Hiện nay, trường Tiểu học Lương Thế Vinh và Trung
học cơ sở Kim Đồng của Hội An cũng đã tổ chức dạy thí điểm tiếng Nhật.
Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
Để thực hiện dự án đầy tham vọng nói trên, cần thành lập một ủy ban vận
động và điều hành, trong đó các thành viên thuộc Đại học Phan Châu Trinh
(Hội An) đóng vai trò nòng cốt.
Hội An có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước, lãnh thổ đã thành
công trong việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức hay thứ hai