sách Di sản Văn hóa Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hiệp Quốc. Đô thị này khá độc đáo do còn lưu giữ các kiến trúc giao
thoa Champa, Việt Nam, Nhật, Trung Quốc, Pháp và lối sống hiền hòa, sinh
hoạt nền nếp của người dân. Chính sự độc đáo đó đã giúp Phố Hội ngày
càng thu hút khách phương xa.
Một điều kiện cần để Hội An có thêm du khách quốc tế là người làm du lịch
nói riêng và người dân nói chung sử dụng thành thạo ngôn ngữ của
Shakespeare. Muốn thế cần biến nơi đây thành một thủ phủ tiếng Anh. Qua
đó, còn tạo ra nét khác biệt với các thành phố du lịch trong cả nước.
Ngoài việc hỗ trợ phát triển du lịch, dự án thủ phủ tiếng Anh còn có thể giúp
Phố Cổ thu hút người từ Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, thậm chí từ những
địa phương khác đến học tập - một nguồn nhân lực tiềm năng cho kinh tế
Hội An. Hơn nữa, đối với một thành phố nhỏ, thật không dễ để phát triển
các ngành công nghiệp do có thể ảnh hưởng xấu đến du lịch. Vì vậy Hội An
nên lựa chọn lĩnh vực phù hợp, chẳng hạn như “outsource call centre” - dịch
vụ chăm sóc khách hàng thuê ngoài rất phát triển ở Ấn Độ và Philippines.
Nếu vượt qua được khó khăn về ngôn ngữ, thành phố hoàn toàn có thể phát
triển outsource call centre - loại dịch vụ không khói, tạo thêm công ăn việc
làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa và xã hội. Qua đó đa
dạng hóa cả cấu trúc kinh tế, bớt lệ thuộc vào du lịch.
Cần sự quyết tâm
Làm gì để biến ý tưởng thành hiện thực? Chắc chắn phải có quyết tâm lẫn sự
đầu tư sâu rộng. Quyết tâm, trước hết phải từ chính quyền. Đầu tư thì từ cá
nhân cũng như tổ chức trong và ngoài nước, trong đó có người Việt ở nước
ngoài. Ngoài hỗ trợ tài chính, họ còn có thể giúp cả cho việc giảng dạy tiếng
Anh.
Chính quyền Hội An cũng nên trích một phần tiền từ lợi nhuận du lịch để
đầu tư và vận động các cơ sở kinh doanh du lịch đóng góp “phí phát triển