THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 87

cách thoải mái, từ diễn đạt được mọi sắc thái ngữ nghĩa. Đó là một tập hợp
từ ngữ vệ tinh bao quanh một từ hạt nhân dễ nhận ra và rất gần gũi.

Trước đây, có cuốn “Việt ngữ tinh nghĩa tự điển” của Nguyễn Văn Minh (đã
tuyệt bản), còn nay thì cuốn “Từ điển trái nghĩa - đồng nghĩa tiếng Việt” của
Dương Kỳ Đức và Vũ Quang Hào. Một cuốn từ điển như thế có thể giúp bạn
chọn từ để diễn đạt chính xác hoặc hay hơn, bởi nó cho phép tìm từ đồng
nghĩa lẫn từ cùng nghĩa và gần nghĩa. Nó giúp tìm cả từ ghép, làm phong
phú thêm vốn từ của bạn: bên cạnh chua còn có chua lè, chua lét, chua loét,
chua lòm
chua ngoét.

Một ví dụ khác: Quanh từ uống, còn có: hớp, nhấp, tợp, nốc, xơi, tu, khợp...

Từ điển đồng nghĩa và trái nghĩa không cho bạn định nghĩa của từ ngữ.
Nhưng trong đó bạn sẽ tìm được từ chính xác mình muốn. Quả thật hữu ích.
Tuy nhiên, trong viết lách, có khi bạn cần lặp lại từ, không phải dùng từ
đồng nghĩa, như trong đoạn về từ điển tiếng Huế của bác sĩ Bùi Minh Đức
dưới đây.

“Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học cũng là
sách tra cứu cần thiết đối với người học viết lách. Nhóm biên soạn từ điển
đã thu thập và giải nghĩa những thành ngữ thông dụng trên sách báo và trong
giao tiếp hằng ngày.

Chẳng hạn, thành ngữ Con ong cái kiến, theo nhóm biên soạn, có hai nghĩa:
người siêng năng chăm chỉ, cần mẫn, chịu khó trong công việc; người thấp
kém, không có địa vị gì, không biết kêu ca, van nài ai được. Thường không
phải ai cũng biết đầy đủ nghĩa của thành ngữ này.

Đối với những bạn muốn viết về Huế, thì hẳn nên dùng “Từ điển tiếng Huế:
Tiếng Huế - Người Huế - Văn hóa Huế - Văn hóa đối chiếu” của bác sĩ Bùi
Minh Đức. Đây là một cuốn từ điển không khô khan vì gồm toàn những
trang giống như sử thi, vừa trữ tình vừa độc đáo về con người Huế và văn
hóa Huế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.