- Tên sách: Thung lũng Cô-Tan
- Tác giả: Lê Phương
- In lần thứ hai theo nguyên tác của nhà xuất bản Lao Động - ấn hành
năm 1973.
Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế - 1982
- Số hóa: Giangtvx
- Nguồn: VnMilitaryHistory
GIỚI THIỆU
Xem xét các yếu tố loại hình trong cấu trúc tiểu thuyết thì Thung lũng
Cô tan của Lê Phương mang dấu ấn rõ nét của một tiểu thuyết sử thi hóa.
Bối cảnh, không gian của tác phẩm mang tính chất sử thi; hệ thống các
nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc sử thi hóa; xung đột thế sự – đời
tư được đưa vào tác phẩm rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc; Đối tượng phản
ánh trong tác phẩm được lựa chọn. Về phương diện ngôn ngữ, tác phẩm hội
tụ được cả ngôn ngữ đơn giọng với âm hưởng sử thi và ngôn ngữ đa giọng
của tiểu thuyết thế sự với nhiều tầng bậc như trào phúng, châm biếm… các
yếu tố về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng đã được tác giả
xử lý khéo léo để phục vụ ý đồ nghệ thuật của mình. Có thể nói Thung lũng
Cô tan là một tiểu thuyết thành công của Lê Phương trên cả hai phương
diện nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật – và tất nhiên yếu tố thứ
nhất là nổi trội.
«Động Chân Linh ở nguồn Chân Linh lưng dựa vào núi xanh, mặt kề sóng
biếc. Cửa động nhỏ hẹp chỉ vừa một con thuyền; trong động dần dần mở
rộng... Đi phỏng vài dặm, hiện ra một lỗ hổng, trời đất sáng sủa, mặt trời
mặt trăng chiếu soi... Đá lớn bằng phẳng như bàn cờ, xung quanh toàn đá
như đẽo; có những dấu vết lấm tấm, hoặc như đồng tiền như sợi tóc, hoặc